Theo Luật Hôn nhân và Gia đình, người đồng giới không được kết hôn. Bất kì ai muốn đăng kí kết hôn phải xuất trình giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trong đó phải có đầy đủ các thông tin về họ tên, quê quán và giới tính. Nên một trong hai người, dù đã chuyển giới, nhưng chưa xác định lại giới tính thì không được kết hôn.
Không được đăng ký kết hôn nhưng người đồng tính vẫn cứ tổ chức đám cưới. Bởi vì đám cưới là theo phong tục, còn kết hôn là theo quy định. Tuy nhiên nếu hai người đồng giới có tổ chức đám cưới linh đình mà không đăng ký kết hôn thì vẫn được xem là người chưa có vợ, có chồng theo quy định của pháp luật.
Thực tế ở một số tỉnh thành như: Hà Nội, Hà Tiên và Kiên Giang đã có các cặp đồng giới tổ chức lễ cưới. Bên cạnh đó, luật cũng không cấm người đồng giới chung sống với nhau, yêu thương nhau...như một cặp vợ chồng.
|
Cặp đôi đồng tính nữ đầu tiên tổ chức đám cưới tại Hà Nội vào cuối năm 2010. Ảnh: Internet |
Kinh nghiệm của một số nước cho thấy, quy định pháp luật thường công nhận các mối quan hệ đồng giới là các "quan hệ thực tế" (ở Việt Nam là các mối quan hệ như vợ chồng) trước khi chấp nhận hôn nhân đồng giới, bằng cách trao các quyền và nghĩa vụ dân sự cho các cặp đồng giới không thể hoặc không muốn kết hôn.
Từ năm 2008, các cặp đồng tính được công nhận là các quan hệ thực tế trên các bang của Úc. Gần như trong tất cả các luật ở Úc, các quan hệ thực tế này có các quyền và quyền lợi cơ bản tương tự như các cặp vợ chồng có đăng ký kết hôn.
Tuy nhiên, các quy định pháp luật chỉ đưa ra định nghĩa về quan hệ thực tế này, liên quan đến một số quy định cụ thể như việc phân chia tài sản khi chia tay. Mặc dù có nhiều thay đổi, nhưng ở Úc hiện nay trong một vài lĩnh vực các cặp đồng tính tiếp tục vẫn chưa có sự bình đẳng thật sự, đặc biệt là trong lĩnh vực hôn nhân và vấn đề phân biệt đối xử.
Chấp nhận hôn nhân đồng giới là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi một quá trình chuẩn bị lâu dài, cẩn thận, nghiên cứu một cách cẩn trọng những vấn đề có thể phát sinh xung quanh mối quan hệ đặc biệt này như việc cho phép các cặp đồng
>>Xem thêm: Người đồng tính dễ bị xâm hại |
tính nhận nuôi con nuôi hoặc mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ này, biệt là vấn đề tài sản… Một quy định được ban hành vội vàng, với mục đích đáp ứng tức thời các phong trào ủng hộ hôn nhân đồng giới có thể gây ra một tác động tiêu cực, phá vỡ sự ổn định của các mối quan hệ xã hội hiện có.
Một giải pháp hợp lý trong thời điểm này là thừa nhận các quan hệ đồng giới là một mối quan hệ như vợ chồng hoặc quan hệ thực tế như một số nước đã làm. Sau đó, dựa trên tình hình thực tiễn cụ thể, cần có các khảo sát đánh giá về sự tương thích của các mối quan hệ đồng tính với văn hóa, tập quán của xã hội và gia đình Việt Nam, cũng như hậu quả xã hội kéo theo.
Từ đó, chúng ta sẽ có những giải pháp hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của những người đồng giới, đồng thời tránh xâm hại đến các mối quan hệ khác trong xã hội, cũng như xung đột với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam từ bao đời nay.
Hành trình cha mẹ chấp nhận con đồng tính
Lâm Bá Khánh Toàn
Chia sẻ bài viết của bạn về vấn đề đồng giới tại đây.