Tuấn và Bình cùng tốt nghiệp loại giỏi ngành Công nghệ thông tin, Trường ĐH Bách khoa. Năm 2009, họ xin vào làm một công ty với mức lương bằng nhau là 7 triệu đồng/tháng. Đến năm 2010, Tuấn nhảy sang công ty khác với mức lương cao hơn là 9 triệu đồng/tháng. Bình vẫn ở lại và cuối năm được tăng lương lên 8 triệu đồng.
"Chúng ta muốn lương cao, ổn định và thăng tiến nhanh thì đừng nhảy việc. Ảnh minh họa |
Năm 2011, Tuấn tiếp tục nhảy sang một công ty khác với mức lương 12 triệu đồng/tháng. Còn Bình vẫn ở lại công ty cũ và bắt đầu trở thành một trong những nhân viên quan trọng của công ty với gần 3 năm kinh nghiệm làm việc trên cùng một dòng sản phẩm. Cuối năm đó Bình được tăng lương lên 10 triệu đồng/tháng.
Đến năm 2012, Tuấn lại nhảy sang công ty thứ 4 với mức lương 15 triệu
|
đồng/tháng. Còn Bình vẫn ở công ty cũ, được công ty đưa lên vị trí quản lý nhóm với mức lương 13 triệu/tháng. Cuối năm đó, khủng hoảng kinh tế xảy ra và công ty của cả Tuấn và Bình đều bị ảnh hưởng. Vì Tuấn là nhân viên mới, chưa có thâm niên nên bị đưa vào danh sách cắt giảm.
Đầu năm 2013: Sau mấy tháng thất nghiệp, Tuấn tạm chấp nhận một công việc với mức lương thấp (đủ ăn) và tiếp tục gửi hồ sơ đến các nhà tuyển dụng. Còn Bình đã được cử đi đào tạo 3 tháng ở nước Anh về một dòng sản phẩm mới của công ty, khi về nước Bình đã được công ty đưa vào vị trí quản lý dự án với mức lương 15 triệu đồng/tháng.
Qua đó, tôi muốn chia sẻ với mọi người một điều: "Chúng ta muốn lương cao, ổn định và thăng tiến nhanh thì đừng nhảy việc
". Nếu thường xuyên nhảy việc, bạn sẽ mãi là nhân viên quèn mà thôi.
>> Xem thêm: Mỗi lần nhảy việc lương tăng gấp đôi
Azzurri
Chia sẻ bài viết về chế độ tiền lương của bạn tại đây