Thế nhưng rác vẫn còn, có nơi chấp nhận được nhưng có nơi nhiều đến nỗi người dân phải than phiền. Ý thức của người dân không chỉ tùy thuộc vào mức sống kinh tế mà nó còn lệ thuộc vào cách tuyên truyền giáo dục quần chúng và khả năng tổ chức hiệu quả của chính quyền đó nữa.
Để có thể nhanh chóng thu dọn sạch sẽ khi phát hiện ra những nơi xả rác bừa bãi tới mức không thể chấp nhận được và từng bước khắc phục tệ nạn này, cần có sự đồng tâm hợp lực từ cấp chính quyền đến người dân. Thiết nghĩ những biện pháp như sau cần nên được nghiên cứu và triển khai:
- Yêu cầu tăng ngân sách cho kế hoạch xử lý rác vì nó có quan hệ đến việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của người dân và tăng mỹ quang bộ mặt của quốc gia.
- Áp dụng thuế xử lý rác dựa trên qui mô của các cửa hàng, doanh nghiệp và thu nhập của từng cá nhân để tăng thêm ngân sách. Bỏ ra 1 số tiền lớn là có thể mua được những thiết bị và công nghệ tiên tiến để xử lý rác, nó cũng không phải là vấn đề nan giải.
- Khuyến khích thành lập các công ty tư nhân xử lý rác (rác thường và rác công nghiệp).
- Tăng cường nhân lực và phương tiện cho cảnh sát môi trường ở những nơi cần thiết. Thâu dụng nhiều nhân viên làm việc có tinh thần trách nhiệm cao. Trả lương khuyến khích và tương xứng.
- Áp dụng các khoản tiền phạt khắc khe đối với cá nhân hay doanh nghiệp không tuân thủ quy định thời gian và nơi đỗ rác.
- Thiết lập thêm nhiều thùng rác công cộng, thường xuyên đi thu rác ở nơi đông người qua lại, tránh để lâu phát sinh ô nhiễm môi trường..
- Vận động quần chúng bỏ thói xấu vứt rác bừa bãi, cùng nhau xây dựng 1 đất nước văn minh và giàu mạnh qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, đài phát thanh, quảng cáo trong các DVD phim nổi tiếng. Sử dụng những câu nói vui có tác động tâm lý ăn sâu vào tiềm thức của quần chúng.
- Lập ra ngày “Môi Trường”, mời những nghệ sĩ, siêu sao nổi tiếng tham gia đi nhặt rác trong thành phố cùng với các em học sinh và sinh viên.
- Tăng cường giáo dục trẻ em từ lớp vỡ lòng cho đến sinh viên ở đại học.
-Tại các cơ quan nhà nước, các công ty xí nghiệp, kêu gọi ý thức của mọi người bằng cách treo những bích chương với những dòng chữ như “Người văn minh không vứt rác bừa bãi”.
Chúng ta có thể thay đổi nhanh chóng bộ mặt của quốc gia bằng những tòa nhà cao tầng, những cao tốc hiện đại nhưng chúng ta không dễ gì thay đổi một thói xấu (một văn hóa xấu) trong một thời gian ngắn cho dù đất nước chúng ta có giàu ra.
Phải cần có thời gian để giáo dục thế hệ trẻ và một cuộc vận động quần chúng có hiệu quả. Một việc làm cấp bách nhưng phải kiên trì ?
Ngô Khôn Trí