![]() |
Nữ thần Ishtar, với nhiều tên gọi khác nhau. |
Những dòng chữ hình nêm (hình chữ V, kiểu chữ Ba Tư) trên 25 đồ tạo tác được tìm thấy tại ngôi đền, cho thấy công trình này được xây dựng từ thời Babylon cổ đại, đặc biệt là vào triều đại của Hoàng đế Hammurabi (1792-1750 trước Công nguyên).
Ishtar là nữ thần được tôn thờ rộng rãi nhất ở Trung Đông cổ đại, vào thời kỳ của đế chế Babylonia (phía tây nam châu Á) và Assryia (phía tây châu Á). Bà có nhiều cái tên, như Ishtar, Inana, Astarte hay Ashtoreth. Bà là Nữ thần Mẹ, Nữ thần sao kim, Nữ thần tình yêu và chiến tranh...
Trong khuôn viên ngôi đền, đoàn thám hiểm đã phát hiện thấy một ngôi nhà với một chiếc sân trong, vài căn phòng và những ngôi mộ. Trên cái bàn bằng đất sét, người ta còn tìm thấy một đồ vật khắc nổi, thuộc về một phụ nữ cho con bú sữa mẹ. Đây là đồ vật đầu tiên thuộc loại này được tìm thấy.
Ngoài ra, còn một loạt bình, bàn bằng đất sét, con dấu và đồ chơi được sử dụng vào thời kỳ này. Quanh đó, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một cái giếng và hai rãnh nhỏ dùng để dẫn nước tới đền, các chậu nhỏ bằng đất sét để đựng nước...
B.H. (theo Reuters)