![]() |
Thiên thạch - nguyên nhân của nhiều đợt tuyệt chủng trên trái đất. |
Nhóm nghiên cứu của Gordon Walkden, Đại học Aberdeen (Anh), đã tìm thấy các mẫu thạch anh và bụi nóng chảy ở gần thành phố Bristol. Các mẫu vật này tạo thành một lớp nham thạch đóng băng, dày khoảng 2,5 centimét, nằm sâu 2-3 mét dưới lòng đất. Phân tích cho thấy, chúng có niên đại khoảng 214 triệu năm.
Theo các nhà khoa học, thời kỳ này có khoảng 2 thiên thạch va vào trái đất. Một thiên thạch đâm vào tây bắc Canada, để lại một hố sâu kéo dài 100 kilomét (miệng hố Manicouagan ngày nay). Thiên thạch thứ hai tấn công vào trung tâm châu Âu, tạo thành miệng hố dài 25 kilomét (miệng hố Rochechouart, Pháp).
Ông Walkden cho rằng, hai thiên thạch đó thuộc loại nhỏ, nhưng thảm họa mà chúng gây ra cũng khá lớn, và gây ra sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật thân đốt và thân mềm. Tuy nhiên, thảm họa này lại mở đường cho sự phát triển của khủng long và động vật có vú.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science, số mới đây.
Minh Hy (theo dpa)