Gia đình chị Hoa có nhiều năm bán thịt bò ở chợ Võ Thành Trang, TP HCM. Hằng ngày, chị dậy từ 4h, dọn dẹp rồi tất bật ra chợ, bán hàng cho người dân vào sáng sớm. Lâu nay, quầy hàng nhà chị có lượng khách quen. Đặt chữ tín lên hàng đầu, chị Hoa cẩn trọng trong khâu nhập hàng, chú trọng chất lượng sản phẩm. Đây cũng là yếu tố giúp chị giữ chân nhiều khách hàng thân thiết.
Thời buổi công nghệ, nghe báo đài, chị Hoa biết hình thức bán hàng online, mua hàng trực tuyến trở thành xu thế. Người tiêu dùng chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có thể mua sắm thực phẩm, đồ dùng... Chị cũng từng đăng thông tin cửa hàng của gia đình trên mạng xã hội nhưng kết quả không khả quan.
Giữa năm 2021, khi Covid-19 bùng phát ở Sài Gòn, để tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, người dân được khuyến cáo hạn chế ra khỏi nhà. Lúc này, khách hàng đến mua thực phẩm giảm bởi nhiều người ưu tiên đặt hàng tại siêu thị, giao tận nơi.
Sở Công thương TP HCM cũng triển khai đến các quận, phường, khuyến khích và hướng dẫn tiểu thương tiếp cận mô hình chợ trực tuyến thông qua ứng dụng Utop. Mô hình giúp tiểu thương đến gần hơn với nhiều phương thức bán hàng hiệu quả. Dự án số hóa chợ truyền thống là giải pháp hỗ trợ tiểu thương trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Theo đó, hình ảnh những miếng thịt bò tươi của chị Hoa xuất hiện trên ứng dụng với đầy đủ thông tin về giá cả, điện thoại liên hệ... Mỗi tuần, Utop thực hiện các ưu đãi nên số lượng người đặt mua tăng đến 30%.
Đánh giá về ứng dụng Utop, chị Hoa cho biết, ban đầu bản thân cũng bối rối ở khâu bán hàng qua mạng, nhưng theo thời gian, chị thấy thuận lợi bởi nhân viên Utop hướng dẫn tận tình. Hiện, chị thành thạo với việc quay video, chụp hình mẫu sản phẩm mới để cập nhật lên ứng dụng cho khách hàng lựa chọn. Nhờ đó, dù lượng khách đi chợ giảm, chị vẫn ổn định doanh thu.
7 năm phụ giúp gia đình bán hàng tạp hóa tại chợ Bàu Cát (TP HCM), lần đầu Phan Thị Ái Diễm (28 tuổi) chứng kiến cảnh hàng hóa ứ đọng khi làn sóng Covid-19 thứ 4 xuất hiện. Chị Diễm nhận định, Covid-19 tác động đến nền kinh tế, thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Nguồn thu nhập giảm nên người dân có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn. "Sức mua của người dân tại tạp hóa nhà thôi chỉ bằng 50% khi chưa có Covid-19", chị Diễm nói.
Chị cũng tìm hiểu về, quyết định vận hành Utop vào khâu bán hàng. Sáng chủ nhật, sau khi hoàn tất công việc sắp xếp hàng lên kệ, chị Ái Diễm, nhận điện thoại từ nhân viên Utop thông báo chuẩn bị đơn hàng để giao lúc 11h. Thông thường, vào thứ 4, 5 hàng tuần, Utop thực hiện chương trình khuyến mãi nên khách đặt hàng đông hơn.
Chia sẻ về ứng dụng, chị Diễm nhận xét, Utop dễ sử dụng, phù hợp với những người không nhanh nhẹn về công nghệ. Bản thân chị vui vì học thêm nhiều điều mới, tự tin vận hành mô hình kinh doanh của gia đình. Bằng cách nhìn tích cực, chị thấy Covid-19 mang đến những điều tích cực giúp bản thân thay đổi tư duy kinh doanh hợp với xu thế của thời đại. Dưới góc độ người mua hàng, mô hình phát huy thế mạnh của chợ truyền thống, ứng dụng ưu điểm của chợ trực tuyến. Cụ thể, người dân dễ dàng mua thực phẩm tươi sống với tiểu thương quen ở chợ gần nhà qua ứng dụng Utop, giá cả như ở chợ.
Người dân có thể đi chợ trực tuyến bằng cách tải ứng dụng Utop hoặc mua trực tuyến tại website: utop.vn.
Lê Nguyễn