Trước diễn biến căng thẳng của đại dịch Covid-19, chợ truyền thống và các cửa hàng ăn uống tại một số nơi phải đóng cửa. Điều này ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của tiểu thương. Chợ online lúc này là giải pháp cho cả người mua và người bán. Theo đó, hàng chục chợ online được mở ra theo quy mô quận, khu vực. Thậm chí, mỗi chung cư đều có hội nhóm mua bán trên mạng xã hội. Trong đó, thực phẩm, rau xanh, trái cây và đồ ăn vặt chiếm đa số.
Tuy nhiên, đối với các tiểu thương này, việc bán hàng online không phải là điều dễ dàng. Anh Ngọc Thanh (32 tuổi, quận Tân Phú, TP HCM) trước mùa dịch đã bán online rau củ và đồ ăn vặt. Giai đoạn thành phố giãn cách, người dân mua hàng khó khăn, anh chủ động nhập thêm nguồn rau từ Đà Lạt.
"Khách hàng chủ yếu là người quen trên trang cá nhân. Nhiều người không tin, sợ bị lừa. Trong các hội nhóm thì ngày nào cũng có tới hàng trăm người đăng, nên thông tin của mình đến với khách hàng cũng hạn chể", anh chia sẻ.
Là người mua, nhiều lần chị Vy (25 tuổi, quận 7, TP HCM) mất cả tiếng để tìm được gian hàng định mua sau khi lỡ lướt bảng thông tin. "Lướt điện thoại thấy chủ shop đăng bán rau tươi, định một lát sẽ nhắn tin đặt hàng, nhưng đến khi quay lại thì thông tin đã trôi đi, tìm lại khá là mất thời gian", chị Vy giải thích.
Để giải quyết tình huống như chị Vy, nhiều người chủ động đăng nhu cầu cần mua trong hội nhóm. Ngay sau đó, có rất nhiều tiểu thương bình luận mời chào mua hàng. Lúc này, người mua cần cân nhắc, lựa chọn thật kỹ dựa trên thông tin sản phẩm mà tiểu thương cung cấp.
Để tiểu thương tạo gian hàng cố định và dễ dàng kết nối với người dùng, đồng thời được chứng thực về độ tin cậy, ZaloPay mở "chợ online" ngay trên ứng dụng chat Zalo.
Để mở gian hàng trên chợ này, tiểu thương vào Zalo, trên thanh tìm kiếm gõ "Đi chợ mùa Covid" hoặc nhấn tại đây, chọn "Quan tâm" tài khoản này, sau đó đăng ký mở gian hàng và nhập thông tin cửa hàng trong mẫu đăng ký. ZaloPay sẽ liên hệ ngay trong ngày để xác nhận, chốt thông tin và hình ảnh sản phẩm qua Zalo. Các gian hàng trên "Đi chợ mùa Covid" được hiển thị rõ ràng, sản phẩm được chia theo nhóm, chuyên nghiệp như một siêu thị mini. Ngoài ra, chủ gian hàng không phải chịu phí nền tảng hay chiết khấu.
Anh Khôi (30 tuổi, quận Phú Nhuận, TP HCM) vừa đưa sạp gạo ST25 của mình lên Zalo. Anh cho biết, gian hàng trên Zalo là kênh mới nên điều anh quan tâm là sẽ có thêm tập khách hàng mới. "Đơn nhận qua Zalo rất rõ ràng về món hàng, thông tin khách hàng. Hy vọng kênh này sớm phổ biến để thấy khách thấy cửa hàng của tôi nhiều hơn", anh Khôi cho biết.
Tương tự đối với người mua, trên ứng dụng Zalo, nhấn "Quan tâm" tài khoản "Đi chợ mùa Covid" và chọn "Đặt hàng", các cửa hàng sẽ được hiển thị theo thứ tự gần khu vực của người mua nhất. Người mua chat với tiểu thương, đặt hàng, đồng thời có thể chọn thanh toán bằng ZaloPay ngay trong ứng dụng chat. Điểm khác biệt so với các phương thức mua bán truyền thống là người mua có thể theo dõi tình trạng đơn hàng của mình ngay trên Zalo OA.
Hiện "chợ online" này đang mở chủ yếu cho tiểu thương khu vực TP HCM. Thời gian tới, Zalo dự kiến nhân rộng mô hình ra các tỉnh thành khác.
Trước đó, ZaloPay đã triển khai thành công mô hình này cho các siêu thị, nhà bán hàng lẻ quy mô lớn như Co.opmart, Big C/GO, Circle K, Family Mart..., thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng. Với sự phổ biến của ứng dụng Zalo, mô hình này là chiếc cầu nối tiện lợi cho cả tiểu thương và người mua hàng trong mùa dịch.
Phúc An