8 giờ sáng, chị Ngô Thị Chẳng - chủ sạp Bà Ba Bánh Tét mở cửa quầy hàng tại chợ Bến Thành (quận 1, TP HCM). Sau vài phút dọn dẹp, sắp đặt hàng hóa, chị mở smartphone kiểm tra đơn hàng trên ứng dụng GrabMart. Chốt đơn hàng khách đặt 100g nấm hương rừng, chị đóng gói sẵn và chờ tài xế của Grab đến giao cho người mua.
Tiếp cận xu hướng kinh doanh trực tuyến
Vài tháng trước, chị Chẳng được nhân viên Grab đến tại sạp tư vấn về nền tảng GrabMart, tạo lập cửa hàng trực tuyến, cách thức đưa hình ảnh hàng hóa lên mạng và ký kết hợp đồng hợp tác. Hiện quầy hàng online của chị mang tên Coffee - Tea Bà Ba Bánh Tét trên nền tảng này giới thiệu gần 50 mặt hàng gồm các loại đồ khô, mứt, hạt... Phương thức mới giúp tiểu thương này có thêm lượng khách đáng kể.
Ngôi chợ mang tính biểu tượng của Sài Gòn hiện có 25 tiểu thương tham gia bán hàng trên GrabMart, trong đó đa số là những chủ sạp có thâm niên khoảng 30 năm. Những ai chưa quen với việc bán hàng online, không rành công nghệ đều nhận sự hỗ trợ từ nhân viên Grab, dễ dàng tiếp cận cách thức kinh doanh mới mẻ. Như trường hợp chị Trân - chủ sạp bánh mứt Bạch Châu sau khi ký kết hợp tác đã được nhân viên Grab giúp tạo cửa hàng, chụp ảnh hàng hóa, đưa hình ảnh GrabMart, nhận đơn...
"Tôi nhận nhiều hỗ trợ từ công ty, chỉ cần cân hàng, đóng gói và giao nhân viên Grab là xong giao dịch", chị Trân kể.
Tương tự, cô Quý chuyên bán các loại rau củ tại chợ Bến Thành đã dần sử dụng thành thạo smartphone để bán hàng. Giá bán cho khách mua tại chỗ hay qua GrabMart đều như nhau.
Vượt khó thời dịch
Đại diện Grab cho biết đang hỗ trợ tối đa tiểu thương đăng ký bán hàng trên GrabMart. Các nhân viên thường xuyên có mặt tại chợ truyền thống tư vấn trực tiếp các tiểu thương.
Tham gia bán hàng qua GrabMart giúp chị Nguyễn Thụy Bảo Trân - chủ sạp bánh mứt Ngọc Châu có thêm khách hàng. Covid-19 ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh của các tiểu thương như chị Trân vì lượng khách du lịch tại chợ Bến Thành giảm đáng kể.
"Từ khi tham gia GrabMart, lượng khách hàng tại sạp bánh mứt Bạch Châu có cải thiện", chị Trân nói.
Tham gia GrabMart hơn một tháng nhưng chị Ngọc Dung - chủ sạp Hải Sản Oanh khá hào hứng với nền tảng này vì khách tăng gấp đôi so với trước.
Các đơn hàng khách GrabMart đặt nhiều tại đây như cua gạch son, cua cốm, cua lột... Thời điểm 8-11 giờ mỗi ngày là thời điểm cửa hàng Oanh ghi nhận nhiều đơn đặt hàng GrabMart nhất, giá trị đơn hàng dao động từ vài chục nghìn đồng đến cả triệu đồng mỗi đơn.
Grab bắt đầu thử nghiệm đưa chợ truyền thống nền tảng GrabMart từ tháng 9/2020 để đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hoá thiết yếu hằng ngày trong giai đoạn dịch. Người tiêu dùng có thể mua đồ tạp hóa, thực phẩm đóng gói, các mặt hàng thiết yếu như rau, củ quả, thịt, cá, sữa, hoa tươi... tại hàng trăm sạp chợ truyền thống thông qua ứng dụng Grab và nhận hàng trong vòng một giờ.
Chị Ngọc Dung - chủ sạp Hải Sản Oanh chợ Bến Thành nhìn nhận quy trình tham gia vào GrabMart tuy đơn giản nhưng chặt chẽ và có những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm. Yêu cầu chung của Grab khi ký kết hợp đồng với tiểu thương là các chủ sạp phải có đủ giấy tờ pháp lý (giấy phép kinh doanh, giấy kiểm định chất lượng, giấy đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm...). Ngoài ra, các tiểu thương cũng cần sở hữu điện thoại hệ điều hành Android có nối mạng Internet.
Mỹ Dung - Tất Đạt