Bảo tàng Hoa Cương đặt trên khu đất rộng 1.500 m2 ở xã Bình An, huyện Lộc Hà, được xây dựng từ năm 2017, đưa vào hoạt động hồi tháng 11/2020, kinh phí hàng chục tỷ đồng.
Nơi đây lưu giữ 4.000 hiện vật, 3.700 tài liệu, sách vở, bút tích, hình ảnh quý hiếm, chia làm 13 chuyên đề.
Bảo tàng Hoa Cương đặt trên khu đất rộng 1.500 m2 ở xã Bình An, huyện Lộc Hà, được xây dựng từ năm 2017, đưa vào hoạt động hồi tháng 11/2020, kinh phí hàng chục tỷ đồng.
Nơi đây lưu giữ 4.000 hiện vật, 3.700 tài liệu, sách vở, bút tích, hình ảnh quý hiếm, chia làm 13 chuyên đề.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương (64 tuổi, chủ bảo tàng) từng công tác tại Đại học Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ý tưởng bắt nguồn từ những năm 1971-1974, sau khi mất một số giấy khen quý giá, ông nghĩ phải lưu giữ những gì tốt đẹp của quá khứ để có thể lập một bảo tàng cho gia đình, xã hội.
"Hàng chục năm qua, tôi lẳng lặng đi đến tất cả vùng miền trong nước sưu tầm, mua lại các hiện vật đưa về tập kết tại nhà riêng cũng như nhà họ hàng, bạn bè. Cuối năm 2020, xây xong bảo tàng, tôi đưa hiện vật về một chỗ để trưng bày", ông Cương nói.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương (64 tuổi, chủ bảo tàng) từng công tác tại Đại học Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ý tưởng bắt nguồn từ những năm 1971-1974, sau khi mất một số giấy khen quý giá, ông nghĩ phải lưu giữ những gì tốt đẹp của quá khứ để có thể lập một bảo tàng cho gia đình, xã hội.
"Hàng chục năm qua, tôi lẳng lặng đi đến tất cả vùng miền trong nước sưu tầm, mua lại các hiện vật đưa về tập kết tại nhà riêng cũng như nhà họ hàng, bạn bè. Cuối năm 2020, xây xong bảo tàng, tôi đưa hiện vật về một chỗ để trưng bày", ông Cương nói.
Trong sân bảo tàng, chếch phía góc trái của ngôi nhà chính là mô hình biển đảo. Năm 2019, ông Cương mua đá về dựng mô hình quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Xung quanh trưng bày thuyền nan tre cổ, hơn 100 tuổi.
Trong sân bảo tàng, chếch phía góc trái của ngôi nhà chính là mô hình biển đảo. Năm 2019, ông Cương mua đá về dựng mô hình quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Xung quanh trưng bày thuyền nan tre cổ, hơn 100 tuổi.
Phía trước sân trưng bày chủ đề về chum vại, hũ sành, sứ, cối đá cổ. Chủ cơ sở cho hay, có hơn 100 chum, tuổi đời 100-500 năm, được Bảo tàng Hà Tĩnh xác định niên đại thời Lê, Nguyễn.
"Có một số chum được người dân giữ lại làm báu vật của gia đình. Mỗi lần đến mua, chủ nhà đều trốn đi chỗ khác. Tôi phải kiên trì, có lần đến trước cổng thì tắt máy xuống xe đi bộ vào thuyết phục. Sau hàng chục lần họ nể nên đồng ý bán", ông Cương kể.
Phía trước sân trưng bày chủ đề về chum vại, hũ sành, sứ, cối đá cổ. Chủ cơ sở cho hay, có hơn 100 chum, tuổi đời 100-500 năm, được Bảo tàng Hà Tĩnh xác định niên đại thời Lê, Nguyễn.
"Có một số chum được người dân giữ lại làm báu vật của gia đình. Mỗi lần đến mua, chủ nhà đều trốn đi chỗ khác. Tôi phải kiên trì, có lần đến trước cổng thì tắt máy xuống xe đi bộ vào thuyết phục. Sau hàng chục lần họ nể nên đồng ý bán", ông Cương kể.
Bên hông tầng trệt của ngôi nhà chính trưng bày 20 xe máy, xe đạp cũ, tuổi đời vài chục, cái đắt nhất trị giá 100 triệu đồng, rẻ nhất 30 triệu đồng.
Trong tầng trệt của ngôi nhà chính là tư liệu sách vở, hình ảnh quý hiếm.
Bên hông tầng trệt của ngôi nhà chính trưng bày 20 xe máy, xe đạp cũ, tuổi đời vài chục, cái đắt nhất trị giá 100 triệu đồng, rẻ nhất 30 triệu đồng.
Trong tầng trệt của ngôi nhà chính là tư liệu sách vở, hình ảnh quý hiếm.
Tầng hai của bảo tàng rộng hơn 100 m2, là hạng mục chính với hơn 3.000 hiện vật thời tiền sử, nông cụ, dụng cụ sinh hoạt...
Tầng hai của bảo tàng rộng hơn 100 m2, là hạng mục chính với hơn 3.000 hiện vật thời tiền sử, nông cụ, dụng cụ sinh hoạt...
Cách hũ tiền cổ khoảng 2 m là tủ kính đặt rùa đá cổ ở khe Hao, núi Hồng Lĩnh. Hiện vật được một dòng họ hơn 200 năm tuổi ở xã Bình An sưu tầm, cất làm gia bảo, ông Cương đến đàm phán mua lại.
Rùa đá được xác định hàng nghìn năm, trên thân khắc hình hà đồ, lạc thư.
Cách hũ tiền cổ khoảng 2 m là tủ kính đặt rùa đá cổ ở khe Hao, núi Hồng Lĩnh. Hiện vật được một dòng họ hơn 200 năm tuổi ở xã Bình An sưu tầm, cất làm gia bảo, ông Cương đến đàm phán mua lại.
Rùa đá được xác định hàng nghìn năm, trên thân khắc hình hà đồ, lạc thư.
Phía cuối góc của phòng trưng bày tầng hai có 200 đồ dùng nông cụ, công cụ lao động sản xuất từ hàng trăm năm trước.
Chủ bảo tàng đang cầm đòn gánh làm bằng gỗ khuôn tàu dài hơn 2 m. Đây là đồ vật quý hiếm, dùng để gánh sính lễ.
Phía cuối góc của phòng trưng bày tầng hai có 200 đồ dùng nông cụ, công cụ lao động sản xuất từ hàng trăm năm trước.
Chủ bảo tàng đang cầm đòn gánh làm bằng gỗ khuôn tàu dài hơn 2 m. Đây là đồ vật quý hiếm, dùng để gánh sính lễ.
Hiện vật đo lường được treo trên tường của phòng tầng hai, đặt gần các nông cụ sản xuất. Ở chủ đề này, đặc biệt nhất là chiếc cân tiểu ly. Cán cân làm bằng ngà voi, tuổi đời hàng trăm năm.
Hiện vật đo lường được treo trên tường của phòng tầng hai, đặt gần các nông cụ sản xuất. Ở chủ đề này, đặc biệt nhất là chiếc cân tiểu ly. Cán cân làm bằng ngà voi, tuổi đời hàng trăm năm.
Ngoài ra, tầng hai còn lưu giữ nhiều chiếc máy khâu do Mỹ, Nhật, Australia và Nga sản xuất.
Với chủ đề hũ sành, sứ, đặc biệt nhất là bình gốm màu hồng có từ đời nhà Lý. Bình có đáy lõm sâu vào 4 cm, khác với các loại đáy bằng hiện nay.
Theo chủ bảo tàng, chi phí mua lại các hiện vật khó có thể đong đếm, vì mỗi thời điểm giá tiền khác nhau. Hàng tháng ông bỏ tiền túi trả lương cho 3-4 người để làm nhiệm vụ tiếp đón, thuyết minh.
"Khi lập cơ sở, tôi không thu phí, muốn lưu giữ và trao lại những di sản quá khứ cho mai sau, phục sinh lại những giá trị truyền thống. Sau này không còn sức làm nữa, các con tôi sẽ nối tiếp", ông Cương nói.
Với chủ đề hũ sành, sứ, đặc biệt nhất là bình gốm màu hồng có từ đời nhà Lý. Bình có đáy lõm sâu vào 4 cm, khác với các loại đáy bằng hiện nay.
Theo chủ bảo tàng, chi phí mua lại các hiện vật khó có thể đong đếm, vì mỗi thời điểm giá tiền khác nhau. Hàng tháng ông bỏ tiền túi trả lương cho 3-4 người để làm nhiệm vụ tiếp đón, thuyết minh.
"Khi lập cơ sở, tôi không thu phí, muốn lưu giữ và trao lại những di sản quá khứ cho mai sau, phục sinh lại những giá trị truyền thống. Sau này không còn sức làm nữa, các con tôi sẽ nối tiếp", ông Cương nói.
Hàng ngày có khoảng 2 đoàn đến Bảo tàng Hoa Cương tham quan, nghiên cứu.
Các hiện vật trưng bày tại bảo tàng. Video: Đức Hùng
Đức Hùng