Hạnh phúc và tiền bạc chắc chắn không liên quan gì đến nhau. Chắc chắn như vậy. Thậm chí, tiền bạc còn là yếu tố gây cản trở hạnh phúc. Ngày nay, con người ngày càng có quá nhiều tiện nghi vật chất, nhưng rõ ràng, mỗi người đều không cảm thấy hạnh phúc hơn cách đây vài chục năm, vài năm, hay so với năm trước, ngược lại, còn cảm thấy áp lực hơn trong cuộc sống.
Đã ham muốn thì không bao giờ biết đủ cả, có cái này lại muốn được cái kia, bạn ước ao có một cái xe, một cái nhà, khi đạt được nó, bạn cảm thấy vui, hạnh phúc, nhưng niềm vui ấy được mấy hôm? Rồi bạn thấy những cái đó rất bình thường, không có gì đáng vui, và bạn lại tìm kiếm những ước mong mới... Điều này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi bạn lìa đời – và ra đi trong đau khổ, vì vẫn còn những điều bạn thấy mình chưa đạt được. Thật đúng như câu nói: "Đời là bể khổ".
Người xưa có câu: "Thiểu dục tri túc thường lạc", biết đủ là đủ, thì lúc nào cũng đủ. Suy cho cùng, hạnh phúc là bạn biết mình, để giảm thiểu tham sân si ngay trong cuốc sống của mình. Dù mình ở hoàn cảnh nào, hãy trải nghiệm và tận hưởng nó. Khi vui hay buồn, hãy tận hưởng nó. Khi đau khổ, hãy chiêm nghiêm nó, thưởng thức nó, bạn sẽ thấy an lạc, và hạnh phúc sẽ đến, đó cũng chính là ý nghĩa câu nói: "Phiền não tức bồ đề".
Dù người nghèo hay đại gia không có nghĩa là bạn sẽ bị miễn trừ với các vấn đề khó khăn, bất đồng trong cuộc sống. Vấn đề là bạn giải quyết những chuyện đó ở tư cách là một đại gia hay một người vô gia cư.
Thông thường người nghèo sẽ có ít sự lựa chọn vì sự hạn chế của tự do tài chính nên họ sẽ phải phụ thuộc vào đối phương nên họ sẽ phải tìm cách thỏa hiệp, thích nghi. Người giàu thường không phụ thuộc tài chính, địa vị xã hội cao hơn nên các cuộc xung đột sẽ khó giải quyết hơn.
Vấn đề của vụ ly hôn của gia đình sở hữu Trung Nguyên, trước khi nghèo khó thì họ sống rất hạnh phúc vì họ không gặp các vấn đề như hiện tại. Họ biết giải quyết các vấn đề cuộc sống trong nghèo khó khá tốt, biết thỏa hiệp và chấp nhận lẫn nhau.
Nhưng khi đã giàu có lại phát sinh vấn đề lớn vì họ không còn địa vị như trước kia, họ có những tham vọng lớn hơn, quyền quyết định đến các vấn đề liên quan đến nồi cơm của nhiều người hơn.
Vấn đề nảy sinh ở chỗ lúc này họ đã để vấn đề đi quá xa, xâm phạm đến lợi ích, danh dự của nhau nên việc họ không còn muốn tiếp tục thỏa hiệp.
Tôi không đồng ý quan điểm mọi người đổi lỗi cho tiền, vì thực sự không có hạnh phúc nào lâu dài nếu không có tiền, và rất nhiều trong chúng ta đang nỗ lực từng ngày để có tiền. Chỉ là cái cách chúng ta giải quyết các vấn đề như thế nào thôi.
Còn việc Bill Gates thì ông ấy có được sự giải quyết của mình để không bị đối đầu như vợ chồng sở hữu Trung Nguyên, và việc cho đi của Bill Gate cũng là một cách giải quyết vấn đề có quá nhiều tiền của mình đồng thời giải quyết các vấn đề về y tế, xã hội... cho những người khác.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.