Phú Quốc vốn nổi tiếng với biển xanh cát trắng nắng vàng và những tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí đẳng cấp thế giới. Song theo một số chuyên gia, tương lai gần, thành phố đảo hứa hẹn không chỉ là một điểm đến mà sẽ trở thành thành phố đảo đáng sống, một trung tâm kinh tế - tài chính mới của khu vực.
Trong tờ trình gửi lên Chính phủ và Bộ Xây dựng về việc xem xét, phê duyệt nhiệm vụ chung phát triển TP Phú Quốc đến năm 2040, UBND tỉnh Kiên Giang xác định mục tiêu phát triển Phú Quốc thành đô thị biển đảo đặc sắc; là khu kinh tế có vị thế đặc biệt; trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng có bản sắc, chất lượng cao, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Về định hướng phát triển, đây sẽ là một đô thị biển đảo đặc sắc, khu kinh tế có vị thế đặc biệt. Cùng ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch, Phú Quốc sẽ phát triển đa lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, thương mại, viễn thông, vận tải, y tế...
Theo giới chuyên gia, quy mô dân số Phú Quốc sẽ tăng gấp đôi hiện nay vào năm 2030 và gấp 3 lần vào năm 2040. Tốc độ đô thị hóa của Phú Quốc sẽ diễn ra nhanh chóng, đặc biệt trong việc mở rộng và hiện đại hóa không gian đô thị.
"Quy hoạch Phú Quốc không chỉ có du lịch, nghỉ dưỡng mà còn là đô thị với cuộc sống hiện đại, đầy đủ tiện nghi. Hạ tầng thiết yếu phục vụ cuộc sống như trường học, y tế, giáo dục, không gian sống cho cư dân, trung tâm tài chính... cũng sẽ được đầu tư. Nếu 5 - 6 năm trước Phú Quốc thu hút đầu tư lớn cho du lịch nghỉ dưỡng, thì tới đây, tâm điểm đầu tư là các dự án đô thị", một chuyên gia đánh giá.
Đến nay, đảo ngọc cũng thu hút đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực đô thị. Trong 326 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 354.700 tỷ đồng, có 58 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực đô thị với tổng diện tích quy hoạch khoảng 1.663 ha, vốn đăng ký 58.818 tỷ đồng.
Nhiều nhà đầu tư nhận định, việc thu hút nguồn vốn lớn vào lĩnh vực hạ tầng đô thị là tất yếu, đồng thời phục vụ mục tiêu tạo sự phát triển cân bằng của Phú Quốc. Bởi trong 4 trụ cột phát triển, gồm: công nghiệp giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ tài chính ngân hàng và kinh tế biển, Phú Quốc đã thu hút đầu tư mạnh mẽ cho công nghiệp giải trí - du lịch nghỉ dưỡng với các dự án tỷ USD tại Bắc đảo, Nam đảo và khu Bãi Trường. Nhưng tiền đề cho hai trụ cột còn lại, là dịch vụ tài chính ngân hàng và kinh tế biển mới chỉ ở giai đoạn đầu, được thể hiện bằng một số dự án đô thị đang được triển khai.
Với quy mô 266 ha, Meyhomes Capital Phú Quốc là một trong những đại đô thị đang được triển khai tại Phú Quốc. Dự án trải dài từ bờ biển phía Đông (Bãi Sao - cảng Vịnh Đầm) tới bờ biển phía Tây (Bãi Trường), nằm trong phần lớn diện tích đồng bằng trung tâm phường An Thới và các trục giao thông huyết mạch như: DT975, DT46, đại lộ trung tâm An Thới, đại lộ Đông - Tây...
Chủ đầu tư kỳ vọng, dự án sẽ đặt nền móng cho việc phát triển mở rộng không gian đô thị tại lõi của cực tăng trưởng kinh tế phía Nam Phú Quốc. Đặc biệt với các công trình công, tháp tài chính, văn phòng cho thuê..., Meyhomes Capital Phú Quốc có thể tạo ra hạ tầng đô thị phục vụ sự phát triển của hai trụ cột còn lại của Phú Quốc: tài chính ngân hàng và kinh tế biển.
Với đà tăng trưởng kinh tế cùng tầm nhìn về một thành phố đảo phát triển toàn diện, Phú Quốc hứa hẹn là một trong những thành phố đáng sống nhất cả nước. Là đô thị phát triển cùng chung tầm nhìn với tương lai thành phố đảo, Meyhomes Capital Phú Quốc hứa hẹn là tâm điểm an cư của đảo ngọc trong tương lai.