Chữ người tử tù kể về Huấn Cao, một tử tù do chống lại triều đình nên bị bắt. Huấn Cao là nhà nho tài hoa, nhất là tài viết chữ.
Trước khi bị xử bắn, ông được giải đến nhà ngục nơi có viên quan ngục và thầy thơ, hai người này rất yêu và mến mộ cái đẹp, hâm mộ tài viết chữ tuyệt vời của Huấn Cao. Trong những ngày Huấn Cao ở ngục, hai người này đối đãi với ông rất tốt, còn trịnh trọng hầu hạ như kẻ dưới nhưng Huấn Cao không hề màng tới.
Khi viên quản ngục có được tin ngày xử tử Huấn Cao, ông và thầy thơ quyết hoàn thành tâm nguyện là xin chữ của Huấn Cao. Trước thái độ chân thành và tình yêu với cái đẹp, Huấn Cao cảm mến những tấm lòng đó nên đã quyết định cho chữ.
Đoạn này được nhà văn miêu tả đặc sắc, đầy chất tạo hình và điện ảnh:
Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián.
Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, họ dụi mắt lia lịa.
Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực.
Theo các nhà nghiên cứu văn học, nhà văn Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Huấn Cao là con người đại diện cho cái đẹp, từ tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu, tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp.
Theo nhà nghiên cứu Văn Tâm trong sách Giảng văn văn học Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998), tính dân tộc trong truyện ngắn Chữ người tử tù là thái độ luyến tiếc một nhã thú văn hóa cổ truyền đang lụi tàn trong xã hội thời Tây - thưởng ngoạn thư pháp.
Tính dân tộc còn thể hiện sự trân trọng tiếng Việt của tác giả. Do thái độ trân trọng, ông đã học thuộc tiếng mẹ đẻ, trong đó có những lớp từ cổ, tạo nên hiệu quả cho việc tái hiện một cách rất cụ thể, lịch sử, rất hội họa và điêu khắc cảnh người, con người gần trăm năm trước.
Câu 3: Cụ Ấm với thú uống trà là nhân vật trong truyện nào?