Người gửi: Nguyễn Việt Cường
Gửi tới: Ban Xã hội
Tiêu đề: Thư ngỏ gửi Chủ tịch Nguyễn Quốc Triệu
Vì vậy tôi viết thư này mong ông công bố chính sách một cách công khai để giải quyết nhanh chóng các đơn khiếu kiện theo barem có sẵn chứ không để tồn đọng và tránh những kẽ hở do sự không công khai hóa có thể gây nên.
Theo tôi, việc đầu tiên cần rà soát để giải quyết khiếu kiện là rà soát thủ tục hành chính, trong đó trước hết cần tuân thủ: "Quy định về trình tự thủ tục tổ chức thực hiện công tác bồi thường thiệt hại..." mà cụ thể là phải rà soát hồ sơ của người bị thu hồi đất (Chủ Dự án phải gặp gỡ người bị thu hồi thực hiện vấn đề này), các xác nhận của UBND phường sở tại cũng phải được người bị thu hồi đất rà soát.
Nếu 2 việc rà soát này được đảm bảo, thì bản thân người bị thu hồi đất chỉ việc căn cứ vào chính sách đã công bố và xác định được mình thuộc diện nào trong 2 diện: diện đền bù thiệt hại hay diện hỗ trợ khi GPMB. Nghĩa là cả 3 phía Chủ dự án, UBND phường và người bị thu hồi đất đã soát tài liệu gốc thì đã xác định được nhà, đất bị thu hồi thuộc Điều 6 hay Điều 7 trong Nghị định 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ, mà trong đó Điều 6 quy định diện được đền bù và Điều 7 quy định diện được hỗ trợ.
Tôi nghĩ rằng nếu ông ra chỉ thị: "Tất cả những hồ sơ nào không tuân thủ việc rà soát như trên thì đã vi phạm trình tự thủ tục hành chính và đều phải làm lại từ đầu" thì tất cả những hồ sơ tồn đọng, tất cả những văn bản chồng chéo đều sẽ được giải quyết nhanh chóng.
Tiếp theo ông cần công bố sớm những chính sách có liên quan, tôi có thể nêu một ví dụ rất đơn giản nhưng rất cơ bản trong việc quy định đối tượng được đền bù. Ví dụ đó như sau: tại Điều 3 Nghị định 22/1998/NĐ-CP ghi rõ: "Cá nhân trong nước có đất bị thu hồi... phải là người có đủ quy định theo Điều 6" và tại Điều 5 Quyết định số 20/1998/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội ghi rõ: "Cá nhân có khuôn viên đất trong đó có đất đang ở... đang sử dụng ổn định không tranh chấp (được chính quyền địa phương xác nhận)... được đền bù như sau..." . Nhưng hiện nay rất nhiều người kể cả một số luật sư mới vào nghề vẫn nhầm lẫn giữa thuật ngữ: "cá nhân" và "hộ cá nhân", cũng có nhiều người quy kết "cá nhân" vào "hộ gia đình". Điều này gây nên nhiều rắc rối phức tạp không cần thiết mà nguyên nhân chỉ vì chưa minh bạch, thiếu công khai. Bất kỳ ai cũng hiểu "cá nhân" ở đây không liên quan tới "hộ gia đình".
Trong thư ngỏ này tôi đã nêu 2 vấn đề nổi cộm tưởng là nhỏ nhưng thực ra không nhỏ để ông cũng như dư luận cùng quan tâm góp sức giải quyết.
Tôi mong ý kiến chỉ đạo của ông: "Công khai chính sách ngay từ đầu để dân không khiếu kiện" được thực thi một cách công khai và trở thành sức mạnh quần chúng.
PGS.TS. Nguyễn Việt Cường