Sáng 4/1 nhóm nghiên cứu bắt đầu thu hoạch sâm Ngọc Linh sau gần 10 năm nghiên cứu, thử nghiệm tại Lạc Dương, Lâm Đồng.
Trong ảnh TS Lê Thị Hồng Vân, Đại học Y dược TP HCM (phải) thu hoạch một củ sâm 7 năm tuổi. Theo nhóm nghiên cứu, trung bình 1 m2 đất trồng, có thể cho thu hoạch 2 - 3 kg sâm.
Sáng 4/1 nhóm nghiên cứu bắt đầu thu hoạch sâm Ngọc Linh sau gần 10 năm nghiên cứu, thử nghiệm tại Lạc Dương, Lâm Đồng.
Trong ảnh TS Lê Thị Hồng Vân, Đại học Y dược TP HCM (phải) thu hoạch một củ sâm 7 năm tuổi. Theo nhóm nghiên cứu, trung bình 1 m2 đất trồng, có thể cho thu hoạch 2 - 3 kg sâm.
Từ năm 2012, TS Vân cùng các nhà khoa học Việt Nam và Hàn Quốc hợp tác nghiên cứu về sâm Việt Nam. Nhóm nghiên cứu nhận thấy đây là một loại sâm quý nhưng sản lượng thấp vì chỉ được trồng giới hạn tại vùng núi Ngọc Linh. Dựa trên kinh nghiệm trồng sâm ở Hàn Quốc được di thực trồng tại vùng đồng bằng nước này, các nhà khoa học hai nước tiến hành các chuyến khảo sát vùng trồng sâm Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.
Từ kết quả nghiên cứu thổ nhưỡng và khí hậu, nhóm chọn một vườn thuộc huyện Lạc Dương, Lâm Đồng để di thực và xây dựng mô hình trồng sâm Việt Nam.
Từ năm 2012, TS Vân cùng các nhà khoa học Việt Nam và Hàn Quốc hợp tác nghiên cứu về sâm Việt Nam. Nhóm nghiên cứu nhận thấy đây là một loại sâm quý nhưng sản lượng thấp vì chỉ được trồng giới hạn tại vùng núi Ngọc Linh. Dựa trên kinh nghiệm trồng sâm ở Hàn Quốc được di thực trồng tại vùng đồng bằng nước này, các nhà khoa học hai nước tiến hành các chuyến khảo sát vùng trồng sâm Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.
Từ kết quả nghiên cứu thổ nhưỡng và khí hậu, nhóm chọn một vườn thuộc huyện Lạc Dương, Lâm Đồng để di thực và xây dựng mô hình trồng sâm Việt Nam.
Vườn trồng sâm theo mô hình công nghiệp nằm ở độ cao khoảng 1.500 m so với mực nước biển, diện tích khoảng 3.000 m2, trồng theo phướng pháp gối đầu. Sâm trồng trên nền đất bằng phẳng, có mái che để điều tiết ánh sáng linh hoạt theo từng thời điểm phát triển của cây.
Trong năm đầu tiên, nhóm tìm nguồn hạt giống từ nhà cung cấp tại Quảng Nam, Kon Tum. Do chưa có kinh nghiệm khi di thực đến vùng trồng mới xa khu vực trồng bản địa nên năm đầu một nửa số hạt bị thối trong quá trình ươm và 1/3 số cây con bị chết do chưa tối ưu hóa kỹ thuật chăm sóc. Bằng việc thử nghiệm nhiều phương pháp, kỹ thuật sau 3 năm tỷ lệ hạt giống nảy mầm, cây sống được ngày càng cao.
Vườn trồng sâm theo mô hình công nghiệp nằm ở độ cao khoảng 1.500 m so với mực nước biển, diện tích khoảng 3.000 m2, trồng theo phướng pháp gối đầu. Sâm trồng trên nền đất bằng phẳng, có mái che để điều tiết ánh sáng linh hoạt theo từng thời điểm phát triển của cây.
Trong năm đầu tiên, nhóm tìm nguồn hạt giống từ nhà cung cấp tại Quảng Nam, Kon Tum. Do chưa có kinh nghiệm khi di thực đến vùng trồng mới xa khu vực trồng bản địa nên năm đầu một nửa số hạt bị thối trong quá trình ươm và 1/3 số cây con bị chết do chưa tối ưu hóa kỹ thuật chăm sóc. Bằng việc thử nghiệm nhiều phương pháp, kỹ thuật sau 3 năm tỷ lệ hạt giống nảy mầm, cây sống được ngày càng cao.
Sâm Việt có thân nhỏ, yếu nên cần phải dùng lưới để giữ thân cây thẳng đứng. Đất trồng phải đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng, độ xốp… Đất chỉ được cải tạo cung cấp dinh dưỡng trước khi gieo hạt. Trong quá trình cây phát triển, người trồng chủ yếu tưới nước, điều chỉnh ánh sáng và không vun xới gốc.
Theo các nhà khoa học khi vun gốc sẽ can thiệp vào bộ rễ, làm sâm có nguy cơ bị thối rữa. Bề mặt luống trồng sâm được phủ rơm để giữ độ ẩm đất và hạn chế cỏ dại.
Sâm Việt có thân nhỏ, yếu nên cần phải dùng lưới để giữ thân cây thẳng đứng. Đất trồng phải đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng, độ xốp… Đất chỉ được cải tạo cung cấp dinh dưỡng trước khi gieo hạt. Trong quá trình cây phát triển, người trồng chủ yếu tưới nước, điều chỉnh ánh sáng và không vun xới gốc.
Theo các nhà khoa học khi vun gốc sẽ can thiệp vào bộ rễ, làm sâm có nguy cơ bị thối rữa. Bề mặt luống trồng sâm được phủ rơm để giữ độ ẩm đất và hạn chế cỏ dại.
Sau ba năm trồng, những cây sâm bắt đầu ra hoa, kết quả từ tháng 5 đến tháng 8. Đây là nguồn nguyên liệu để nhóm chủ động nguồn giống và thực hiện chọn tạo giống có năng suất cao, khả năng chống chịu bệnh tốt hơn.
Sau ba năm trồng, những cây sâm bắt đầu ra hoa, kết quả từ tháng 5 đến tháng 8. Đây là nguồn nguyên liệu để nhóm chủ động nguồn giống và thực hiện chọn tạo giống có năng suất cao, khả năng chống chịu bệnh tốt hơn.
Do đất có độ xốp nên việc thu hoạch sâm khá dễ dàng. Độ xốp đất cũng nhằm giúp bộ rễ sâm có xu hướng phát triển thẳng đứng và cho củ phình to hơn. Theo nhóm nghiên cứu, hàm lượng hoạt chất, kích thước củ không chỉ phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc… mà còn phụ thuộc nhiều vào giống. Việc chọn lọc giống tốt, thuần chủng rất quan trọng cho việc đảm bảo đồng nhất về chất lượng củ sâm.
Do đất có độ xốp nên việc thu hoạch sâm khá dễ dàng. Độ xốp đất cũng nhằm giúp bộ rễ sâm có xu hướng phát triển thẳng đứng và cho củ phình to hơn. Theo nhóm nghiên cứu, hàm lượng hoạt chất, kích thước củ không chỉ phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc… mà còn phụ thuộc nhiều vào giống. Việc chọn lọc giống tốt, thuần chủng rất quan trọng cho việc đảm bảo đồng nhất về chất lượng củ sâm.
Trong quá trình thu hoạch, nông dân cẩn thận đào đất để không làm đứt phần rễ sâm.
Củ sâm đươc làm vệ sinh, loại bỏ đất bám dính trên bề mặt.
Sâm sau khi thu hoạch có trọng lượng trung bình từ 100 - 300 gram, có củ kích thước lớn hơn. Giá mỗi kg sâm tươi khoảng 60 - 80 triệu đồng.
Sâm sau khi thu hoạch có trọng lượng trung bình từ 100 - 300 gram, có củ kích thước lớn hơn. Giá mỗi kg sâm tươi khoảng 60 - 80 triệu đồng.
TS Yun-Hyun Yu (giữa), chuyên gia hơn 30 năm nghiên cứu sâm tại Hàn Quốc cho biết, sâm sống trong tự nhiên nên có khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt. Điều này giúp củ sâm có khả năng tích lũy dược chất cao. Tuy nhiên, sâm di thực từ vùng núi về trồng công nghiệp dược chất này không quá chênh lệch so với tự nhiên. Ông cho rằng, Hàn Quốc hàng chục năm qua đã di thực sâm từ vùng núi cao trồng quy mô công nghiệp với sản lượng hàng chục nghìn tấn mỗi năm, chế biến sản phẩm phục vụ người dân.
"Cần có quá trình nghiên cứu để chứng minh bằng con số khoa học giá trị về dược liệu của sâm di thực, đặc biệt các nghiên cứu dược tính và lâm sàng tạo độ tin cậy cho người tiêu dùng", ông nói và cho rằng, Việt Nam có thể nghiên cứu theo hướng này để phát triển ngành sâm.
TS Yun-Hyun Yu (giữa), chuyên gia hơn 30 năm nghiên cứu sâm tại Hàn Quốc cho biết, sâm sống trong tự nhiên nên có khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt. Điều này giúp củ sâm có khả năng tích lũy dược chất cao. Tuy nhiên, sâm di thực từ vùng núi về trồng công nghiệp dược chất này không quá chênh lệch so với tự nhiên. Ông cho rằng, Hàn Quốc hàng chục năm qua đã di thực sâm từ vùng núi cao trồng quy mô công nghiệp với sản lượng hàng chục nghìn tấn mỗi năm, chế biến sản phẩm phục vụ người dân.
"Cần có quá trình nghiên cứu để chứng minh bằng con số khoa học giá trị về dược liệu của sâm di thực, đặc biệt các nghiên cứu dược tính và lâm sàng tạo độ tin cậy cho người tiêu dùng", ông nói và cho rằng, Việt Nam có thể nghiên cứu theo hướng này để phát triển ngành sâm.
Thu hoạch sâm Việt di thực. Video: Hà An
Hà An