Huyện Thăng Bình trồng khoảng 200 ha kiệu, tập trung ở các xã Bình Phục, Bình Giang, Bình Sa… Kiệu ở Bình Phục trồng trên đất cát, phát triển nhanh và củ to đều. Đây là vùng trồng kiệu lớn nhất Quảng Nam.
Huyện Thăng Bình trồng khoảng 200 ha kiệu, tập trung ở các xã Bình Phục, Bình Giang, Bình Sa… Kiệu ở Bình Phục trồng trên đất cát, phát triển nhanh và củ to đều. Đây là vùng trồng kiệu lớn nhất Quảng Nam.
Kiệu được trồng trên luống cao hơn 30 cm giúp mỗi khi mưa lớn, nước thoát nhanh, không bị thối củ.
Đầu tháng 12, cánh đồng trồng kiệu xã Bình Phục chuyển qua màu vàng, là thời điểm nông dân ra đồng thu hoạch củ.
Kiệu được trồng trên luống cao hơn 30 cm giúp mỗi khi mưa lớn, nước thoát nhanh, không bị thối củ.
Đầu tháng 12, cánh đồng trồng kiệu xã Bình Phục chuyển qua màu vàng, là thời điểm nông dân ra đồng thu hoạch củ.
Trời nắng, ông Trần Ngọc Đức, 55 tuổi, đội nón cùng hai người trong gia đình thu hoạch 2 sào kiệu (một sào 500 m2).
Tháng 8 âm lịch hàng năm, trời có mưa, nông dân bắt đầu xuống giống. Mỗi sào đầu tư tiền giống, phân bón mất hơn một triệu đồng. Quá trình canh tác, người trồng phải làm cỏ, tưới nước lúc trời nắng, phun thuốc trừ sâu bệnh. Sau năm 5 tháng, một sào kiệu đạt năng suất 200-300 kg.
Trời nắng, ông Trần Ngọc Đức, 55 tuổi, đội nón cùng hai người trong gia đình thu hoạch 2 sào kiệu (một sào 500 m2).
Tháng 8 âm lịch hàng năm, trời có mưa, nông dân bắt đầu xuống giống. Mỗi sào đầu tư tiền giống, phân bón mất hơn một triệu đồng. Quá trình canh tác, người trồng phải làm cỏ, tưới nước lúc trời nắng, phun thuốc trừ sâu bệnh. Sau năm 5 tháng, một sào kiệu đạt năng suất 200-300 kg.
Kiệu trồng trên đất cát có bộ rễ dày và dài. So với năm trước, vụ mùa này đạt năng suất hơn 200 kg củ/sào, giảm gần 100 kg, vì mưa nhiều khiến bụi kiệu không ra nhánh.
Kiệu trồng trên đất cát có bộ rễ dày và dài. So với năm trước, vụ mùa này đạt năng suất hơn 200 kg củ/sào, giảm gần 100 kg, vì mưa nhiều khiến bụi kiệu không ra nhánh.
Anh Dương Minh Cương, 37 tuổi, trú xã Bình Phục, đang thu hoạch 2 sào kiệu, giảm 5 sào so với vụ trước. "Rút kinh nghiệm năm 2020 dịch Covid-19 không có nơi tiêu thụ nên tôi giảm diện tích trồng", anh nói.
Không riêng gì anh Cương, toàn xã nhà nào cũng cắt giảm diện tích, sợ không bán được.
Anh Dương Minh Cương, 37 tuổi, trú xã Bình Phục, đang thu hoạch 2 sào kiệu, giảm 5 sào so với vụ trước. "Rút kinh nghiệm năm 2020 dịch Covid-19 không có nơi tiêu thụ nên tôi giảm diện tích trồng", anh nói.
Không riêng gì anh Cương, toàn xã nhà nào cũng cắt giảm diện tích, sợ không bán được.
Để lấy củ, người dân đặt ngược chiếc liềm gắn vào đoạn tre cắm chặt xuống đất. Hai bàn tay nắm đầu lá và rễ cho vào liềm cắt đứt lấy củ. Công việc này đòi hỏi cẩn thận, nếu sơ ý bị cứa vào lưỡi liềm đứt tay.
Để lấy củ, người dân đặt ngược chiếc liềm gắn vào đoạn tre cắm chặt xuống đất. Hai bàn tay nắm đầu lá và rễ cho vào liềm cắt đứt lấy củ. Công việc này đòi hỏi cẩn thận, nếu sơ ý bị cứa vào lưỡi liềm đứt tay.
Kiệu bán từ 28.000 đến 35.000 đồng/kg, cao hơn năm trước 10.000 đồng. Trừ chi phí, mỗi sào trồng kiệu nông dân thu 5 triệu đồng.
Kiệu bán từ 28.000 đến 35.000 đồng/kg, cao hơn năm trước 10.000 đồng. Trừ chi phí, mỗi sào trồng kiệu nông dân thu 5 triệu đồng.
Củ kiệu cắt hết lá, rễ, được đảo đi đảo lại nhiều lần để cát ra ngoài trước khi đổ vào bao tải.
Ông Nguyễn Huệ (bên trái) mỗi ngày đến tận ruộng thu mua từ 2 đến 5 tấn củ. Đường vào cánh đồng trồng kiệu nhỏ hẹp, xe tải không đến tận nơi nên ông dùng xe máy chở ra đường lớn rồi chở đi phân phối trong địa phương và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Ông Nguyễn Huệ (bên trái) mỗi ngày đến tận ruộng thu mua từ 2 đến 5 tấn củ. Đường vào cánh đồng trồng kiệu nhỏ hẹp, xe tải không đến tận nơi nên ông dùng xe máy chở ra đường lớn rồi chở đi phân phối trong địa phương và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Sau khi lấy củ, lá và rễ kiệu để lại ruộng cho mục làm phân.
Trước Tết, người dân Quảng Nam mua củ kiệu làm sạch và phơi héo cùng với cà rốt, đu đủ, củ cải, củ hành, ớt làm dưa món. Loài này ăn kèm với bánh chưng, bánh tét, thịt lợn trong ngày Tết.
Trước Tết, người dân Quảng Nam mua củ kiệu làm sạch và phơi héo cùng với cà rốt, đu đủ, củ cải, củ hành, ớt làm dưa món. Loài này ăn kèm với bánh chưng, bánh tét, thịt lợn trong ngày Tết.
Nông dân nhổ kiệu lấy củ. Video: Đắc Thành
Đắc Thành