Sau bốn 4 năm trồng tại xã miền núi Phước Hiệp, huyện Phước Sơn, anh Anh Nguyễn Duy Thạnh (ở TP Tam Kỳ) thuê máy múc và nhân công thu hoạch ba kích tím trên diện tích gần 1.000 m2.
Sau bốn 4 năm trồng tại xã miền núi Phước Hiệp, huyện Phước Sơn, anh Anh Nguyễn Duy Thạnh (ở TP Tam Kỳ) thuê máy múc và nhân công thu hoạch ba kích tím trên diện tích gần 1.000 m2.
Ba kích được anh Thạnh trồng dưới tán cây cao su, cây sưa đỏ và đồi núi trống. Cây ba kích có dạng dây leo cuốn, thân hình trụ tròn, phân nhánh nhiều. Lá đơn nguyên, mọc đối chéo chữ thập, có cuống, phiến lá hình elip thuôn dài.
Ba kích được anh Thạnh trồng dưới tán cây cao su, cây sưa đỏ và đồi núi trống. Cây ba kích có dạng dây leo cuốn, thân hình trụ tròn, phân nhánh nhiều. Lá đơn nguyên, mọc đối chéo chữ thập, có cuống, phiến lá hình elip thuôn dài.
Anh Thạnh đang thu hoạch 800 cây ba kích với sản lượng thu về hơn 500 kg củ. Bộ rễ của cây cắm sâu vào lòng đất 0,5 đến 1,5 m nên phải dùng máy múc đào bới để thu hoạch.
Bốn năm trước, anh Thạnh trồng 8.000 cây giống từ Viện công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) xen canh dưới tán rừng cao su và chuyên canh khu vực đồi núi với diện tích hơn 5.000 m2.
Anh Thạnh đang thu hoạch 800 cây ba kích với sản lượng thu về hơn 500 kg củ. Bộ rễ của cây cắm sâu vào lòng đất 0,5 đến 1,5 m nên phải dùng máy múc đào bới để thu hoạch.
Bốn năm trước, anh Thạnh trồng 8.000 cây giống từ Viện công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) xen canh dưới tán rừng cao su và chuyên canh khu vực đồi núi với diện tích hơn 5.000 m2.
Một bộ rễ ba kích bám chặt vào lòng đất dù máy xúc đã đào lên. Lúc này gầu máy múc rung lắc để đất vỡ ra, sau đó nhân công dùng tay kéo lên.
Một bộ rễ ba kích bám chặt vào lòng đất dù máy xúc đã đào lên. Lúc này gầu máy múc rung lắc để đất vỡ ra, sau đó nhân công dùng tay kéo lên.
Quá trình máy đào khiến một số rễ bị đứt nằm trong đất, người dân dùng tay bới lên.
Anh Thạnh cầm hai bụi ba kích vừa thu hoạch. "Ba kích là cây dược liệu ít sâu bệnh, phát triển tốt dù không cần chăm sóc nhiều. Hàng năm theo định kỳ làm cỏ, bón phân cho cây", anh nói.
Theo anh Thạnh, một ha ba kích cho lợi nhuận lớn hơn so với cây trồng nông nghiệp khác như keo tràm từ 10 đến 20 lần. "Mặt hàng này được thương lái thu mua, bán cho các cơ sở chế biến trà, cao ba kích, thuốc cổ truyền...", anh nói.
Anh Thạnh cầm hai bụi ba kích vừa thu hoạch. "Ba kích là cây dược liệu ít sâu bệnh, phát triển tốt dù không cần chăm sóc nhiều. Hàng năm theo định kỳ làm cỏ, bón phân cho cây", anh nói.
Theo anh Thạnh, một ha ba kích cho lợi nhuận lớn hơn so với cây trồng nông nghiệp khác như keo tràm từ 10 đến 20 lần. "Mặt hàng này được thương lái thu mua, bán cho các cơ sở chế biến trà, cao ba kích, thuốc cổ truyền...", anh nói.
Mỗi bụi ba kích thường có trọng lượng từ 0,5 đến 3 kg. Người dân ở huyện Phước Sơn trồng hai loại giống ba kích. Giống nguồn gốc ở Quảng Ninh cho củ to hơn; còn giống ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) củ nhỏ hơn.
Ba kích tím có tên khoa học Morinda officinalis How, tên dân dã khác là dây ruột gà.
Mỗi bụi ba kích thường có trọng lượng từ 0,5 đến 3 kg. Người dân ở huyện Phước Sơn trồng hai loại giống ba kích. Giống nguồn gốc ở Quảng Ninh cho củ to hơn; còn giống ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) củ nhỏ hơn.
Ba kích tím có tên khoa học Morinda officinalis How, tên dân dã khác là dây ruột gà.
Sau khi thu hoạch, ba kích được cho lên xe tải chở về TP Tam Kỳ rửa sạch. Ba kích tươi bán với giá 200.000 đến 400.000 đồng mỗi kg.
Sau khi thu hoạch, ba kích được cho lên xe tải chở về TP Tam Kỳ rửa sạch. Ba kích tươi bán với giá 200.000 đến 400.000 đồng mỗi kg.
Một phần rễ ba kích tươi được nhân công sơ chế để phơi khô.
Củ ba kích được đập vỡ để tách lấy phần thịt bên ngoài, còn lõi bên trong đem vứt bỏ vì phần lõi này là gỗ, không chứa dược tính và có vị chát, ảnh hưởng đến mùi vị thơm ngọt của phần thịt bên ngoài.
Củ ba kích được đập vỡ để tách lấy phần thịt bên ngoài, còn lõi bên trong đem vứt bỏ vì phần lõi này là gỗ, không chứa dược tính và có vị chát, ảnh hưởng đến mùi vị thơm ngọt của phần thịt bên ngoài.
Ba kích được phơi sấy khô, bình quân 8 kg tươi sau khi sơ chế cho một kg khô.
Ba kích đóng gói bán với giá 3 triệu đồng mỗi kg. Ba kích thường được khách mua về ngâm rượu, chế các bài thuốc đông y có tác dụng ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, giảm đau nhức xương, khớp.
Tại huyện Phước Sơn, năm 2017 cơ quan chức năng phát hiện quần thể cây ba kích tím tự nhiên với diện tích hơn 1.000 ha trong rừng phòng hộ Đắk Mi. Địa phương này đã khoanh vùng, xác lập thành khu bảo tồn gen ba kích đặc hữu của Quảng Nam. Đồng thời đang nhân giống để mở rộng vùng trồng tại các khu rừng đặc dụng, phòng hộ có điều kiện tự nhiên tương tự Đắk Mi.
Ba kích đóng gói bán với giá 3 triệu đồng mỗi kg. Ba kích thường được khách mua về ngâm rượu, chế các bài thuốc đông y có tác dụng ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, giảm đau nhức xương, khớp.
Tại huyện Phước Sơn, năm 2017 cơ quan chức năng phát hiện quần thể cây ba kích tím tự nhiên với diện tích hơn 1.000 ha trong rừng phòng hộ Đắk Mi. Địa phương này đã khoanh vùng, xác lập thành khu bảo tồn gen ba kích đặc hữu của Quảng Nam. Đồng thời đang nhân giống để mở rộng vùng trồng tại các khu rừng đặc dụng, phòng hộ có điều kiện tự nhiên tương tự Đắk Mi.
Đắc Thành