Những năm gần đây, Đà Nẵng rộ lên phong trào nuôi lợn rừng và không ít người trở thành tỷ phú. Ở xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang- Đà Nẵng) anh Phan Văn Thái (1968 quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cũng được biết đến với cơ ngơi hàng tỷ đồng nhờ lợn… rừng.
Những năm gần đây, không ngoa để mọi ngưòi gọi anh Phan Văn Thái như vậy khi mà 10hecta đất lâm nghiệp chỉ hơn một năm cải tạo tại thôn Nam Mỹ, xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang đã có khu rừng cây keo lai, lẫn trong đó là những đàn lợn rừng trên 100 con mang lại cho anh tiền triệu.
Lúc này, nếu đến thăm trang trại lợn rừng ở lưng chừng đồi Dốc Ớt, ai cũng phải cảm phục trước nghị lực của ông chủ mới ngoài 40 tuổi này. Là một cán bộ phường, nhưng với mức luơng kiêm tốn, không thể đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình, năm 2009, sau khi ngưòi anh ruột không chịu nỗi cực khổ đã để lại trang trại hoang tàn, anh xin thay vào để tiếp quản.
Anh Phan Văn Thái (1968 quận Thanh Khê, Đà Nẵng) được biết đến với cơ ngơi hàng tỷ đồng nhờ lợn… rừng. |
Từ cải tạo lại đất rừng, đi học hỏi kinh nghiệm các nơi, lắp đặt hệ thống tưới tiêu, đến học cách lợi dụng sức nước ở con suối cạnh đó tạo nguồn điện phục vụ sinh hoạt... Đặt biệt, đoạn đường hơn 1km vào trang trại bắt buộc phải lội bộ; lương thực, nguyên vật liệu cần thiết đều oằn lưng cõng lên; đã được anh hì hục đào đất đá đắp lại. Ban đầu, ngoài số tiền hàng tỷ đồng cải tạo trang trại, anh Thái cũng phải vay ngân hàng thêm một con số tương tự để mua con giống và xây dựng chuồng trại.
Hơn 1 năm sau, khi đã vào “guồng” hiệu quả kinh tế mà lợn rừng đem lại cho anh rất cao. Lợn rừng dễ nuôi, ít bệnh tật, giá thành cao, tiêu thụ thuận lợi nên chẳng mấy chốc anh đã lấy lại vốn và đều đặn thu tiền triệu mỗi ngày. Mỗi lần ký hợp đồng, anh còn tự lái xe vận chuyển đến tận nơi vì kiêm luôn việc hướng dẫn kinh nghiệm cho đối tác trong xây dựng chuồng trại, cách chăn nuôi cũng như phòng ngừa bệnh tật.
Anh Thái tâm sự, ngày ấy, biết thu nhập từ kinh tế trang trại không hề đơn giản, người chủ ngoài mạnh dạn đầu tư phải thật sự chịu khó và hiểu biết về nhiều lĩnh vực, kể cả nhu cầu thị trường… Khi làm ở trang trại, anh buộc mình phải tần mẫn như một lão nông, vừa chu đáo như chị cấp dưỡng rồi khiêm luôn cả phần của thú y cũng như bà đỡ đẻ cho những con lợn nái... thì mới mong thành công được.
Chính vì sự cố gắng đó mà các buổi báo cáo điển hình tiên tiến, nông dân sản xuất giỏi các cấp, triển lãm hàng nông sản ở Đà Nẵng, miền Trung- Tây Nguyên… không lúc nào là không có sự xuất hiện của anh. Trong năm 2009, giữa khoảng năm 2010, ngoài nguồn thu từ lợn rừng và keo lai, anh còn sinh lợi từ nuôi nhím, bò. Với 2 dãy chuồng trại nuôi nhím, một đàn bò hàng chục con hứa hẹn sẽ giúp anh “đắp” thêm một khoản tiền cho việc cải tạo tiếp trang trại. Dự định của anh Thái sẽ phát triển rộng lớn thêm trang trại lợn, kết hợp mở ao nuôi cá hướng đến một mô hình trang trại nông lâm ngư thật bài bản…
Khi biết trang trại của anh thành công trong việc lai tạo và nuôi lợn rừng, nhiều khách hàng không chỉ Đà Nẵng mà Hà Nội, TP HCM… đã tìm đến đặt hàng. Tuy trang trạng có đến gần 10 người làm công, song phải chia đều cho các công việc khác như: chăm sóc rừng cây, chăn bò…, hơn nữa, anh Thái còn có công việc ở phường nên người đàn ông đam mê trang trại này đã không quên chia sẽ bớt lợn của mình cho các đơn vị bộ đội đóng gần đó nuôi lẻ.
“Sức có hạn, trong khi thị trường thì cần thịt mỗi ngày. Để có đủ lượng thịt cung cấp, tôi cũng khéo léo nghĩ đến chuyện xây dựng các cơ sở “vệ tinh”. Khi lợn đẻ cứng cáp, anh Thái đưa cả đàn sang cho bộ đội nuôi và không quên chịu trách nhiệm thêm khâu theo dõi bệnh tật, thuốc men….; đến kỳ xuất bán, tiền lợi sẽ được chia theo tỷ lệ đã giao kèo. Vừa khỏe lại làm lợi được cho cả 2 bên”, anh Thái vui vẻ giải thích… Chính vì vậy mà những người phụ việc cho trang trại của anh Thái lúc nào cũng thán phục: “Anh Thái không chỉ giúp chúng tôi có việc làm ổn định mà còn hỗ trợ nhiều bà con quanh vùng về kỹ thuật nuôi lợn rừng giống và heo lấy thịt”.
“Có một điều không thể phủ nhận, phần lớn làm kinh tế trang trại, chủ yếu nuôi lợn rừng ở Đà Nẵng thời gian qua phát triển theo phong trào. Cái gì mới cũng khiến người ra quan tâm, vì vậy, đã không ít “đại gia” bỏ phố về quê….nuôi lợn.
Và một điều tất yếu khi “nhà nhà làm trang trại” thì sẽ có nhiều người đã thất bại thảm hại”, anh Thái chia sẽ thêm. Tuy nhiên, anh may mắn hơn cả là đã nắm bắt được tình hình sản xuất từng địa phương; tự học hỏi qua lớp đào tạo kỹ năng quản lý, đặc biệt là phương châm “lấy ngắn nuôi dài” nên cơ ngơi của anh gây dựng đã thực sự đứng vững. “Hiện nay, người tiêu dùng thường bị lừa bởi những loại thịt lợn rừng giả bán với giá cao. Chính vì thế, tôi đang xây dựng quy trình heo sạch nhằm đưa sản phẩm lợn rừng tươi vào các siêu thị để người dân an tâm về chất lượng”, anh Thái tiết lộ thêm.
Sống khỏe nhờ khu vườn 'ba trong một'
Thu nhập bạc tỷ từ keo lá tràm
(Theo Pháp Luật & Xã Hội)