Nghệ sĩ trong chương trình trao giải Thanh Tâm năm 1960 - giải thưởng cao quý của sân khấu cải lương một thời. Năm đó, bà mới 15 tuổi, là gương mặt trẻ nhất đoạt huy chương vàng với vai Điêu Thuyền. Tờ "Phụ nữ diễn đàn" lúc ấy nhận xét bà là "hoa đồng nội" mộc mạc của làng ca cổ với khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt giàu biểu cảm. Dịp sắp tái xuất trong liveshow "Đêm huyền thoại" - quy tụ nhiều tên tuổi như nghệ sĩ Minh Vương, Lệ Thủy - vào tháng 8, bà ôn kỷ niệm thời mới vào nghề qua loạt ảnh. Cô đào Ngọc Giàu sớm phát huy năng khiếu ca diễn, 12 tuổi đã được nhận vào gánh hát Mai Lan Phương - Ngọc Chiểu với vị trí ngâm thơ trong hậu trường. Nghệ sĩ Ngọc Giàu và Bích Sơn (trái) là hai gương mặt cùng được tôn vinh tại mùa giải Thanh Tâm 1960. Dù nhan sắc không nổi bật như nhiều ngôi sao cùng thời, bà được đánh giá cao ở giọng hát mượt mà, biết đào sâu kỹ thuật diễn xuất. Từ trái qua: bốn giọng ca đoạt giải Thanh Tâm ở các năm đầu, gồm nghệ sĩ Thanh Nga (1958), Ngọc Giàu (1960), Lan Chi (1959), Bích Sơn (1960). Sau khi vào đoàn Thanh Minh Thanh Nga theo lời mời của soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng, bà gây chú ý qua các vở "Hoa rụng đêm khuya", "Tàu ra xứ Huế", "Phấn bụi phù dung". Nghệ sĩ năm 16 tuổi. Dù mới vào nghề vài năm, bà được đánh giá có lối diễn biến hóa, từ các vai đào mùi, đào mụ, đào lẳng, đào võ đến những vai giả trai, trẻ thơ. Trích đoạn 'Đôi mắt người xưa' do cố nghệ sĩ Thanh Nga, Hữu Phước, NSND Ngọc Giàu thể hiện Nghệ sĩ Ngọc Giàu, Thanh Nga và Hữu Phước trong trích đoạn "Đôi mắt người xưa" (Ngọc Linh và Nhị Kiều). Video: YouTube Cải lương Tân cổ Nhan sắc nghệ sĩ qua ống kính nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu - chủ tiệm ảnh Viễn Kính nổi tiếng thập niên 1960-1970, chuyên chụp chân dung các cô đào một thời. Năm 1967, bà đoạt giải Thanh Tâm ở hạng mục "Tài tử xuất sắc", trở thành nữ nghệ sĩ thứ ba nhận danh hiệu này, sau Thanh Nga và Bạch Tuyết. Từ phải qua: nghệ sĩ Ngọc Giàu, Bạch Tuyết và Phượng Liên tại đêm tiệc khai trương đoàn cải lương Hùng Cường - Bạch Tuyết cuối năm 1969. Từ trái qua: nghệ sĩ Ngọc Giàu, Thanh Nga và Thành Được trong "Sân khấu về khuya" - vở kinh điển của soạn giả Năm Châu. Bà vào vai Mỹ Tiên, cô gái khiến chàng kép Lĩnh Nam (Thành Được) phản bội người vợ Giáng Hương (Thanh Nga) trong tác phẩm nói về thay đổi của cải lương trước xu thế mới. Nghệ sĩ Ngọc Giàu (thứ ba từ phải qua) trong vở "Mạnh Lệ Quân", đóng cùng các nghệ sĩ Phượng Liên, Hề Minh, Kiều Trúc Phượng. Nghệ sĩ Ngọc Giàu, Thành Được trong trích đoạn Chiêu Quân tiễn biệt Hớn Đế " Nghệ sĩ Ngọc Giàu, Thành Được trong trích đoạn Chiêu Quân tiễn biệt Hán Đế (vở "Chiêu Quân cống Hồ", soạn giả Viễn Châu - Thể Hà Vân). Video: YouTube Trần Utah Nghệ sĩ Ngọc Giàu ở tuổi trung niên. Thập niên 1990, cải lương dần thoái trào, bà cùng diễn viên Hồng Nga trở thành bộ đôi được yêu thích trên các sân khấu hài kịch, diễn cùng dàn nghệ sĩ trẻ khi ấy như Hồng Vân, Hữu Châu, Minh Nhí. Dù vậy, bà không rời bỏ ca cổ, thỉnh thoảng tham gia các tuồng của nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, chương trình Sân khấu Vàng của nghệ sĩ Lệ Thủy - Minh Vương. Nghệ sĩ tham gia phim mới giữa tháng 7. Ở tuổi 79, bên cạnh đam mê sân khấu, bà vẫn miệt mài với các dự án truyền hình, điện ảnh. Những năm gần đây, bà liên tiếp được mời đóng các phim do Trấn Thành sản xuất, chẳng hạn người mẹ nuôi hài hước của nam chính trong "Mai" - tác phẩm đạt doanh thu kỷ lục 520 tỷ đồng. "Tôi mong được thể hiện thêm nhiều dạng vai cá tính, không thích đóng khung trên màn ảnh với các nhân vật bà má hiền từ, nhân hậu. Suy cho cùng, đời nghệ sĩ chỉ mong có những vai mãi neo đậu trong lòng khán giả", nghệ sĩ nói. Ngọc Giàu: 'Trấn Thành nể tôi khi đóng Bố già' Nghệ sĩ Ngọc Giàu trong phim "Bố già" (năm 2021). Video: TT Town Mai Nhật Ảnh: Nhân vật cung cấp