

Nhiều ngày qua, người dân ở huyện Hương Khê phải bọc túi nylon cho bưởi để chống chọi với mưa lũ. Những quả nào bị bong túi nylon, nguy cơ rụng thì người dân hái xuống, bán rẻ.
Phúc Trạch là giống bưởi đặc sản của Hà Tĩnh, được trồng ở 22 xã, thị trấn của huyện Hương Khê với diện tích 2.400 ha; gần một nửa trong số này đang chìm trong nước lũ.
Nhiều ngày qua, người dân ở huyện Hương Khê phải bọc túi nylon cho bưởi để chống chọi với mưa lũ. Những quả nào bị bong túi nylon, nguy cơ rụng thì người dân hái xuống, bán rẻ.
Phúc Trạch là giống bưởi đặc sản của Hà Tĩnh, được trồng ở 22 xã, thị trấn của huyện Hương Khê với diện tích 2.400 ha; gần một nửa trong số này đang chìm trong nước lũ.

Hai hôm nay, nhiều người trồng bưởi ở các xã bị ngập nặng như Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Giang phải ra vườn hái bưởi cất vào nhà để tránh bị nước lũ gây rụng, thối quả.
"Bưởi trên cây bán 60.000 đồng một quả, nếu hái xuống hoặc ngâm nước, giá sẽ giảm một nửa. Nhà tôi có hơn 100 gốc bị ngập lũ, năm nay chắc lỗ vài chục triệu đồng", ông Nguyễn Trọng Huấn, trú xã Hương Trạch nói.
Hai hôm nay, nhiều người trồng bưởi ở các xã bị ngập nặng như Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Giang phải ra vườn hái bưởi cất vào nhà để tránh bị nước lũ gây rụng, thối quả.
"Bưởi trên cây bán 60.000 đồng một quả, nếu hái xuống hoặc ngâm nước, giá sẽ giảm một nửa. Nhà tôi có hơn 100 gốc bị ngập lũ, năm nay chắc lỗ vài chục triệu đồng", ông Nguyễn Trọng Huấn, trú xã Hương Trạch nói.

Mỗi cây bưởi Phúc Trạch cao khoảng 3 m nhưng nhiều nơi nước lũ đã ngập hơn 1 m. Ông Trần Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch nói, xã có khoảng 1.350 tấn bưởi đang bị ngập úng, đối diện nguy cơ hư hỏng.
Mỗi cây bưởi Phúc Trạch cao khoảng 3 m nhưng nhiều nơi nước lũ đã ngập hơn 1 m. Ông Trần Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch nói, xã có khoảng 1.350 tấn bưởi đang bị ngập úng, đối diện nguy cơ hư hỏng.

Ở những nơi chưa bị ngập, người dân dùng cọc gỗ chống vào cành bưởi để tránh quả sà xuống đất. "Bưởi ngâm nước thì vị ngọt và thơm sẽ giảm, giá cũng chỉ còn từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng mỗi quả", bà Nguyễn Thị Anh, trú xã Phúc Trạch, nói.
Ở những nơi chưa bị ngập, người dân dùng cọc gỗ chống vào cành bưởi để tránh quả sà xuống đất. "Bưởi ngâm nước thì vị ngọt và thơm sẽ giảm, giá cũng chỉ còn từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng mỗi quả", bà Nguyễn Thị Anh, trú xã Phúc Trạch, nói.

Vườn bưởi của bà Cao Thị Hường rộng hơn 1.000 m2 với hơn 100 gốc. Sáng 5/9, nước rút khoảng 30 cm, bà Hường tranh thủ ra vườn dọn dẹp những rác thải còn mắc trên cành cũng như quả bưởi.
Vườn bưởi của bà Cao Thị Hường rộng hơn 1.000 m2 với hơn 100 gốc. Sáng 5/9, nước rút khoảng 30 cm, bà Hường tranh thủ ra vườn dọn dẹp những rác thải còn mắc trên cành cũng như quả bưởi.
Người nhà bà Hường múc nước lũ rửa từng quả bưởi, tránh rác thải bám vào.
Nhiều quả bưởi rụng, ngâm nước nhiều ngày nên đã bị thối.

Ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hương Khê cho biết, hơn 1.000 ha bưởi bị ngập trị giá khoảng 300 tỷ đồng; nếu trời tiếp tục mưa thì phần lớn diện tích bưởi này sẽ mất trắng.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong 3 ngày qua các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa to với lượng phổ biến 250-450 mm, một số trạm mưa lớn, như: Vinh (Nghệ An) 430 mm, Hương Khê (Hà Tĩnh) 490 mm; Trường Sơn (Quảng Bình) 530 mm, Khe Sanh (Quảng Trị) 520 mm...
Ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hương Khê cho biết, hơn 1.000 ha bưởi bị ngập trị giá khoảng 300 tỷ đồng; nếu trời tiếp tục mưa thì phần lớn diện tích bưởi này sẽ mất trắng.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong 3 ngày qua các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa to với lượng phổ biến 250-450 mm, một số trạm mưa lớn, như: Vinh (Nghệ An) 430 mm, Hương Khê (Hà Tĩnh) 490 mm; Trường Sơn (Quảng Bình) 530 mm, Khe Sanh (Quảng Trị) 520 mm...