Từ năm 2013, anh Phúc Hậu (30 tuổi, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM) bắt đầu nuôi tắc kè hoa thương phẩm. "Trước đó tôi nuôi vài con làm cảnh cho vui. Sau thấy nhu cầu tắc kè để ngâm rượu, làm thuốc, chế biến món ăn... cao nên thử nuôi", anh cho biết.
Từ năm 2013, anh Phúc Hậu (30 tuổi, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM) bắt đầu nuôi tắc kè hoa thương phẩm. "Trước đó tôi nuôi vài con làm cảnh cho vui. Sau thấy nhu cầu tắc kè để ngâm rượu, làm thuốc, chế biến món ăn... cao nên thử nuôi", anh cho biết.
Hiện, anh có hai trại nuôi tắc kè hoa ở TP HCM và tỉnh Long An với quy mô khoảng 13.000 con. "Loài tắc kè chủ yếu tôi mua ở Tây Ninh. Sau một thời gian nuôi, tôi vừa bán cả con giống, con thành phẩm, làm tắc kè khô...", anh Hậu nói.
Hiện, anh có hai trại nuôi tắc kè hoa ở TP HCM và tỉnh Long An với quy mô khoảng 13.000 con. "Loài tắc kè chủ yếu tôi mua ở Tây Ninh. Sau một thời gian nuôi, tôi vừa bán cả con giống, con thành phẩm, làm tắc kè khô...", anh Hậu nói.
Tắc kè hoa nuôi không tốn diện tích, mỗi chuồng khoảng một mét vuông thả trung bình 50 con, phân loại theo kích thước. Theo chủ trại, chuồng phải thoáng mát, sạch sẽ, có vách gỗ để tắc kè dễ leo trèo.
Tắc kè hoa nuôi không tốn diện tích, mỗi chuồng khoảng một mét vuông thả trung bình 50 con, phân loại theo kích thước. Theo chủ trại, chuồng phải thoáng mát, sạch sẽ, có vách gỗ để tắc kè dễ leo trèo.
Tắc kè hoa từ khi nở trứng đến trưởng thành để xuất chuồng mất gần nửa năm, đạt trọng lượng hơn 100 gram. "Con khỏe đẹp thường có mắt lồi, màu sáng, đuôi chưa từng bị rụng và dài khoảng 20 cm", anh Hậu cho hay.
Tắc kè hoa từ khi nở trứng đến trưởng thành để xuất chuồng mất gần nửa năm, đạt trọng lượng hơn 100 gram. "Con khỏe đẹp thường có mắt lồi, màu sáng, đuôi chưa từng bị rụng và dài khoảng 20 cm", anh Hậu cho hay.
Theo chủ trại, tắc kè hoa khá dễ nuôi, thức ăn chính là dế và hai ngày cho ăn một lần.
"Trước khi cho ăn thì mình phải lau chùi chuồng trại, dọn phân và tắm cho chúng. Chỉ cần xịt nước, tắc kè tự dùng lưỡi liếm được giọt nước trên người chúng", anh Hậu nói.
"Trước khi cho ăn thì mình phải lau chùi chuồng trại, dọn phân và tắm cho chúng. Chỉ cần xịt nước, tắc kè tự dùng lưỡi liếm được giọt nước trên người chúng", anh Hậu nói.
Tắc kè hoa một năm đẻ ba đợt với số lượng khoảng 3 trứng mỗi lần. Chủ trại thường dùng ống nhựa đặt trong chuồng làm nơi trú ngụ cho chúng đẻ. Trứng được ấp trong nhiệt độ tự nhiên và phải hơn 80 ngày mới nở.
Tắc kè hoa một năm đẻ ba đợt với số lượng khoảng 3 trứng mỗi lần. Chủ trại thường dùng ống nhựa đặt trong chuồng làm nơi trú ngụ cho chúng đẻ. Trứng được ấp trong nhiệt độ tự nhiên và phải hơn 80 ngày mới nở.
Tắc kè hoa trước khi bán được phân loại, cho vào khay nhựa và để trong thùng carton có đục lỗ. Tắc kè bán theo con, với giá từ 60.000 đến 200.000 đồng một con tùy kích thước. Mỗi tháng, anh Hậu xuất ra thị trường khoảng 2.000 con.
Tắc kè hoa trước khi bán được phân loại, cho vào khay nhựa và để trong thùng carton có đục lỗ. Tắc kè bán theo con, với giá từ 60.000 đến 200.000 đồng một con tùy kích thước. Mỗi tháng, anh Hậu xuất ra thị trường khoảng 2.000 con.
Tắc kè hoa của trại được bán ở nhiều tỉnh thành và xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngoài ra, anh Hậu còn chế biến tắc kè khô để bán ngâm rượu, làm thuốc... Mỗi tháng, sau khi trừ chi phí, trang trại thu được hơn 50 triệu đồng.
Tắc kè hoa của trại được bán ở nhiều tỉnh thành và xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngoài ra, anh Hậu còn chế biến tắc kè khô để bán ngâm rượu, làm thuốc... Mỗi tháng, sau khi trừ chi phí, trang trại thu được hơn 50 triệu đồng.
Quỳnh Trần