Những ngày này, nhiều người dân xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc, Thanh Hoá) đổ ra đồng bắt lươn. Đây là thời điểm cánh đồng được cày bừa và mưa xuống khiến các chân ruộng ngập nước.
Những ngày này, nhiều người dân xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc, Thanh Hoá) đổ ra đồng bắt lươn. Đây là thời điểm cánh đồng được cày bừa và mưa xuống khiến các chân ruộng ngập nước.
Người dân bắt lươn bằng tay và mang theo xô để đựng. Lươn thường được bắt vào thời điểm trước vụ cấy, sau khi ruộng đã được cày bừa trơn phẳng.
Người dân bắt lươn bằng tay và mang theo xô để đựng. Lươn thường được bắt vào thời điểm trước vụ cấy, sau khi ruộng đã được cày bừa trơn phẳng.
Lươn thường sống dưới lớp bùn sâu 30 cm. Để phát hiện tổ lươn, người bắt theo dõi trên mặt ruộng có từ 3-4 lỗ, bùn đùn lên màu đục.
Lươn thường sống dưới lớp bùn sâu 30 cm. Để phát hiện tổ lươn, người bắt theo dõi trên mặt ruộng có từ 3-4 lỗ, bùn đùn lên màu đục.
"Khi bắt được lươn, người dân thường dùng ngón giữa kẹp chặt thân con lươn, khoá không cho di chuyển. Nếu lươn quá khoẻ và nhanh thì chụp vào phần đuôi lấy móng tay bấm khoá đuôi", anh Phạm Văn Thanh, người có kinh nghiệm 17 năm bắt lươn đồng bằng tay cho biết.
"Khi bắt được lươn, người dân thường dùng ngón giữa kẹp chặt thân con lươn, khoá không cho di chuyển. Nếu lươn quá khoẻ và nhanh thì chụp vào phần đuôi lấy móng tay bấm khoá đuôi", anh Phạm Văn Thanh, người có kinh nghiệm 17 năm bắt lươn đồng bằng tay cho biết.
Những con lươn to thường sống ở ven bờ ruộng bởi chỗ này nhiều thức ăn và dễ đẻ trứng hơn.
"Sau khi thấy tổ, chúng tôi thò ngón tay xuống lỗ định hướng đường đi và dùng tay vạt lớp bùn trên cùng để tìm. Lươn sẽ bò lẩn rất nhanh, nên phải dùng chân dậm mạnh để chặn đầu, lươn sợ sẽ quay lại nổi lên mặt", anh Thanh nói.
Những con lươn to thường sống ở ven bờ ruộng bởi chỗ này nhiều thức ăn và dễ đẻ trứng hơn.
"Sau khi thấy tổ, chúng tôi thò ngón tay xuống lỗ định hướng đường đi và dùng tay vạt lớp bùn trên cùng để tìm. Lươn sẽ bò lẩn rất nhanh, nên phải dùng chân dậm mạnh để chặn đầu, lươn sợ sẽ quay lại nổi lên mặt", anh Thanh nói.
Những người nông dân đào bùn để bắt một tổ lươn ở giữa đồng. Tổ lươn ở giữa đồng thường dễ bắt hơn lươn nằm sát bờ, bởi đây là lươn nhỏ, luồn lách chưa khoẻ.
Những người nông dân đào bùn để bắt một tổ lươn ở giữa đồng. Tổ lươn ở giữa đồng thường dễ bắt hơn lươn nằm sát bờ, bởi đây là lươn nhỏ, luồn lách chưa khoẻ.
Người nông dân phải nhanh tay, nhanh mắt để phát hiện và tóm được con lươn lẩn trong đất bùn.
"Trước kia lươn bắt được thường to tới 400 gram nhưng nay do nhiều người bắt, cánh đồng lúa sử dụng thuốc trừ sâu nên số lượng và trọng lượng lươn giảm đáng kể, chỉ còn gần 100 gram", anh Thanh cho hay.
"Trước kia lươn bắt được thường to tới 400 gram nhưng nay do nhiều người bắt, cánh đồng lúa sử dụng thuốc trừ sâu nên số lượng và trọng lượng lươn giảm đáng kể, chỉ còn gần 100 gram", anh Thanh cho hay.
Mỗi buổi ra đồng, người thợ có thể bắt được 3 kg lươn. Lươn đồng là đặc sản của vùng này, một phần lươn bắt về dùng cho bữa ăn hàng ngày, còn lại để bán với giá từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng mỗi kg.
Mỗi buổi ra đồng, người thợ có thể bắt được 3 kg lươn. Lươn đồng là đặc sản của vùng này, một phần lươn bắt về dùng cho bữa ăn hàng ngày, còn lại để bán với giá từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng mỗi kg.
Ngọc Thành