Mỗi tuần một lần, ông Lê Xuân Hưng (56 tuổi, huyện Cần Giờ, TP HCM) đều lội vào khu đầm lầy cách nhà 15 km để đốn trái dừa nước về bán.
Mỗi tuần một lần, ông Lê Xuân Hưng (56 tuổi, huyện Cần Giờ, TP HCM) đều lội vào khu đầm lầy cách nhà 15 km để đốn trái dừa nước về bán.
Cây dừa nước phát triển nhiều ở những vùng cửa sông, ngập nước. Tại Cần Giờ, diện tích dừa nước còn khá nhiều, do mọc tự nhiên và người dân trồng để lấy lá lợp nhà.
Trái dừa nước mọc thành buồng, cho trái quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa. Mỗi buồng có cả trăm quả nhỏ màu nâu sẫm, nhỏ bằng nắm tay, bên trong có ruột trắng, dùng làm món ăn, thức uống giải khát.
Cây dừa nước phát triển nhiều ở những vùng cửa sông, ngập nước. Tại Cần Giờ, diện tích dừa nước còn khá nhiều, do mọc tự nhiên và người dân trồng để lấy lá lợp nhà.
Trái dừa nước mọc thành buồng, cho trái quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa. Mỗi buồng có cả trăm quả nhỏ màu nâu sẫm, nhỏ bằng nắm tay, bên trong có ruột trắng, dùng làm món ăn, thức uống giải khát.
"Ở đây nhiều người thường đi bằng ghe vào các con kênh rạch sâu bên trong. Tôi chủ yếu đi bộ nên thường đợi gần trưa, nước rút mới lội hái đến chiều về. Công cụ hái dừa chỉ cần con dao có lưỡi sắc là đủ", ông Hưng nói.
"Ở đây nhiều người thường đi bằng ghe vào các con kênh rạch sâu bên trong. Tôi chủ yếu đi bộ nên thường đợi gần trưa, nước rút mới lội hái đến chiều về. Công cụ hái dừa chỉ cần con dao có lưỡi sắc là đủ", ông Hưng nói.
Vì lội trong rừng, nơi nhiều sình lầy trơn trượt nên người hái phải mang theo quần dài, đi giày kín để tránh vắt, đỉa, muỗi hay bị giẫm phải gai nhọn...
"Người không quen đi trong sình dễ mệt nhất là gặp những chỗ lún. Khi lội cũng phải để ý các tránh vũng nước vì đó có thể là hố sâu", ông Hưng chia sẻ.
Vì lội trong rừng, nơi nhiều sình lầy trơn trượt nên người hái phải mang theo quần dài, đi giày kín để tránh vắt, đỉa, muỗi hay bị giẫm phải gai nhọn...
"Người không quen đi trong sình dễ mệt nhất là gặp những chỗ lún. Khi lội cũng phải để ý các tránh vũng nước vì đó có thể là hố sâu", ông Hưng chia sẻ.
Mỗi buồng dừa nước từ lúc ra đến khi ăn được mất khoảng nửa năm. Người hái dùng dao chặt thử một trái, thấy ruột trắng, bên trong chảy mật thì đốn được.
Mỗi buồng dừa nước từ lúc ra đến khi ăn được mất khoảng nửa năm. Người hái dùng dao chặt thử một trái, thấy ruột trắng, bên trong chảy mật thì đốn được.
Buồng dừa nước được chặt ngang cuống cho vừa tay cầm. Mỗi lần hái, ông Hưng thu được 30 - 50 buồng.
Những buồng dừa được tập kết ngay bên vệ đường dùng lá cây che lại cho đỡ héo. "Dừa nước cứ để bên đường, khoảng hai ngày sau khi hái được nhiều, tôi mới thuê xe ba gác đến chở về một lần cho tiện. Dân đây họ cũng chẳng lấy vì trái này quen thuộc quá rồi", ông Hưng nói.
Những buồng dừa được tập kết ngay bên vệ đường dùng lá cây che lại cho đỡ héo. "Dừa nước cứ để bên đường, khoảng hai ngày sau khi hái được nhiều, tôi mới thuê xe ba gác đến chở về một lần cho tiện. Dân đây họ cũng chẳng lấy vì trái này quen thuộc quá rồi", ông Hưng nói.
Dừa nước được bán cho các quán nước, trạm dừng nghỉ dọc đường Rừng Sác, từ phà Bình Khánh đến bãi biển Cần Giờ. Mỗi buồng có giá 15.000 - 20.000 đồng. Mỗi lần hái, ông Hưng kiếm được khoảng 500.000 đồng.
Dừa nước được bán cho các quán nước, trạm dừng nghỉ dọc đường Rừng Sác, từ phà Bình Khánh đến bãi biển Cần Giờ. Mỗi buồng có giá 15.000 - 20.000 đồng. Mỗi lần hái, ông Hưng kiếm được khoảng 500.000 đồng.
Người mua bổ trái lấy ruột pha với nước dừa xiêm làm thức uống giải khát hoặc bán với giá 30.000 đồng nửa cân dừa nước đã tách vỏ.
Người mua bổ trái lấy ruột pha với nước dừa xiêm làm thức uống giải khát hoặc bán với giá 30.000 đồng nửa cân dừa nước đã tách vỏ.
Quỳnh Trần