Theo đó, các hạng mục công trình dự kiến xây dựng gồm: 14 tuyến đường quốc lộ và cao tốc hướng tâm, 14 tuyến đường vành đai 2 và 2,5; 16 tuyến đường vành đai 3 và 4; 14 đường trục chính đô thị liên kết các đường vành đai có mặt cắt ngang từ 4-6 làn xe. Cũng nằm trong kế hoạch trên, tổng số vốn đầu tư cho mạng lưới đường sắt Hà Nội (Đường sắt quốc gia, đường sắt vành đai, Đường sắt đô thị) dự kiến là hơn 20.600 tỷ đồng và đầu tư cho đường thuỷ (chỉnh trị sông Đuống và sông Hồng được chia làm 3 giai đoạn) ước tính hơn 4.110 tỷ đồng.
Hà Nội dự kiến xây dựng 14 tuyến đường Quốc lộ (QL) và cao tốc (CT) hướng tâm. Cụ thể:
Tuyến Hà Nội - Bắc Ninh: Quốc lộ (QL) 1A cũ (đoạn Cầu Chui - cầu Đường) có mặt cắt ngang hiện tại 2 làn xe được quy hoạch (quy hoạch) thành QL có mặt cắt ngang 4 làn xe, thời điểm hoàn thành quy hoạch từ năm 2003-2005; QL 1A mới (đoạn Hà Nội - Bắc Ninh) đang xây dựng thành đường 4 làn xe được quy hoạch thành đường cao tốc 6 làn xe, thời điểm hoàn thành quy hoạch 2006-2010. Tuyến Hà Nội - Hải Dương QL 5 hiện tại có 4 làn xe (đoạn Hà Nội-Trâu Quỳ 6 làn xe) được quy hoạch thành đường QL 4 làn xe; QL 5 cao tốc được quy hoạch thành đường cao tốc 6-8 làn xe, thời điểm quy hoạch 2006-2010, cần xây dựng đường cao tốc song song.
Tuyến Hà Nội - Ninh Bình: QL 1A cũ có mặt cắt ngang hiện tại 2 làn xe được quy hoạch thành QL 2 làn xe, thời điểm quy hoạch năm 2003, riêng đoạn Ngọc Hồi - Văn Điển đảm bảo mặt cắt 4 làn xe; QL lA mới mặt cắt ngang hiện tại 4 làn xe (đoạn Giẽ - Pháp Vân) được quy hoạch thành đường cao tốc 6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2007.
Tuyến Hà Nội - Hoà Bình: QL 6 mặt cắt ngang hiện tại 2 làn (đoạn Hà Nội - Ba La 6 làn xe) được quy hoạch thành đường QL có 4-6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2006-2010.
Tuyến Hà Nội - Trung Hà: Trục Láng - Hoà Lạc mặt cắt ngang hiện tại 2 làn xe được quy hoạch thành QL 6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2007, mặt cắt ngang gồm 6 làn xe cao tốc và đường đô thị 2 bên, QL 32 mặt cắt ngang hiện tại 2 làn (đoạn Hà Nội - Mai Dịch 4 làn xe) được quy hoạch thành QL 4 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2005, riêng đoạn Mai Dịch - Cầu Diễn quy hoạch năm 2003.
Tuyến Hà Nội - Việt Trì: QL 2 mặt cắt ngang hiện tại 2 làn xe được quy hoạch thành QL 2 làn xe; QL 2 mới được quy hoạch thành đường cao tốc 4 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2006, cần xây dựng đường cao tốc song song.
Tuyến Hà Nội - Thái Nguyên: QL 3 mặt cắt ngang hiện tại 2 làn xe được quy hoạch thành QL 2 làn xe; QL 3 mới được quy hoạch thành đường cao tốc 6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2007, cần xây dựng đường cao tốc song song.
Tuyến Nội Bài - Hạ Long: Mặt cắt ngang hiện tại Nội Bài - Bắc Ninh 4 làn xe được quy hoạch thành đường cao tốc 6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2007.
14 tuyến đường vành đai 2 và 2,5 dự kiến được xây dựng với tổng vốn đầu tư hơn 498 tỷ đồng. Cụ thể:
Vành đai 2 (tổng chiều dài 38 375 km)
Tuyến Minh Khai - Bưởi có mặt cắt ngang hiện tại 2 làn được quy hoạch thành đường 4 làn xe, thời điểm hoàn thành quy hoạch từ năm 2003-2005; Bưởi - Nhật Tân: có mặt cắt ngang hiện tại 2 làn xe được quy hoạch thành đường 4 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2005; Nhật Tân - Vĩnh Ngọc hiện tại chưa có đường được quy hoạch thành đường 8 làn xe, thời điểm hoàn thành quy hoạch từ năm 2006-2010; Vĩnh Ngọc - Đông Trù 2 làn được quy hoạch thành đường 6 làn, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2005; Đông Trù - Cầu Chui hiện tại là đường địa phương 2 làn được quy hoạch thành đường 6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2005; Cầu Chui - Sài Đồng hiện là đường địa phương 2 làn xe được quy hoạch thành đường 6 làn xe; Sài Đồng - Minh Khai hiện chưa có đường được quy hoạch thành đường 4 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2005-2010.
Vành đai 2,5 (tổng chiều dài 19.875 km)
Nguyễn Tam Trinh - Kim Đồng hiện tại mới xây dựng 4 làn dài 1 ,5 km được quy hoạch thành đường 4 làn, thời điểm quy hoạch từ năm 2006-2010; Kim Đồng - Chợ Xanh ( Thanh Xuân) hiện chưa có đường được quy hoạch thành đường 4 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2007; Trung Kính - Dịch Vọng hiện là đường nhỏ được quy hoạch thành đường 4 làn xe, thời điềm quy hoạch từ năm 2003-2007; Dịch Vọng - Hoàng Quốc Việt hiện là đường nhỏ được quy hoạch thành đường 4 làn xe, thời điểm quy hoạch từ 2003-2007; Hoàng Quốc Việt - Xuân La hiện chưa có đường được quy hoạch thành đường 4 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2007; Xuân La - Kè Phú Gia hiện đường nhỏ được quy hoạch thành đường 4 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2007.
16 tuyến đường vành đai 3 và 4 dự kiến được xây dựng với tổng vốn đầu tư khoảng 10.700 tỷ đồng. Cụ thể,
Vành đai 3 (là cao tốc liên tỉnh kết hợp với đường đô thị tổng chiều dài 7.377 km, quy mô 6-8 làn xe):
Km 10+700 (Bắc Thăng Long Nội Bài - Mai Dịch) mặt cắt ngang hiện tại 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ được quy hoạch thành cao tốc kết hợp đường đô thị 4 làn xe cao tốc và 4 làn xe đô thị, thời điểm hoàn thành quy hoạch từ năm 2003-2005; Mai Dịch - pháp Vân, đang xây dựng 4 làn đô thị 2 bên được quy hoạch thành đường cao tốc kết hợp đường đô thị 4 làn xe cao tốc và 41àn xe đô thị, thời điểm hoàn thành quy hoạch từ năm 2003-2005; Pháp Vân - Nam Thanh Trì hiện xây dựng đường 4 làn xe cao tốc được quy hoạch thành đường cao tốc kết hợp đường đô thị 6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ 2002-2006; Cầu Thanh Trì đang xây dựng đường 4 làn xe cao tốc được quy hoạch thành đường cao tốc kết hợp đường đô thị 6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2002-2006 (cầu Thanh Trì đến 2006 hoàn thành); Bắc Thanh Trì - Sài Đồng hiện xây dựng 4 làn xe cao tốc được quy hoạch thành đường cao tốc 6 làn xe, thời điểm hoàn thành quy hoạch từ năm 2002-2006; Ninh Hiệp - Đường Yên hiện chưa có đường được quy hoạch thành đường cao tốc 6 làn xe, hoàn thành quy hoạch trong năm 2003-2005; Đường Yên - Nội Bài hiện chưa có đường được quy hoạch thành đường cao tốc 6 làn xe, thời điểm hoàn thành quy hoạch từ năm 2003-2005.
Vành đai 4 (là đường vành đai cao tốc, tổng chiều dài 125 km, dự kiến xây dựng từ năm 2011-2020 ):
Nam thị xã Phúc Yên - Mê Linh, Mê Linh - Thượng Cát, Thượng Cát - Kim Trinh (giao QL 32), Kim Trung - An Khánh (giao Láng - Hoà Lạc), An Khánh - Ga Hà Đông, Ga Hà Đông - nam Ga Ngọc Hồi, Ga Ngọc Hồi - Như Quỳnh - Tiên Sơn - Yên Phong. Các tuyến đường nêu trên hiện chưa có đường được quy hoạch thành đường vành đai 4-6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2005-2012.
Liên kết các đường vành đai được quy hoạch đến 2020 là đường trục chính đô thị có mặt cắt ngang từ 4-6 làn xe, gồm các tuyến: Nguyễn Tam Trinh (nút Yên Sở - Vĩnh Tuy), Pháp Vân - Ngã Tư Vọng, Thanh Xuân - Ngã Tư Sở, Hoàng Quốc Việt - Phú Diễn, Cổ Nhuế - Xuân La, Nam Thăng Long - Nhật Tân, Kim Chung - Vĩnh Ngọc, Nguyên Khê - Vĩnh Ngọc, Đa Hội - Đông Hội, Lĩnh Nam - Vĩnh Tuy. Các tuyến đường này được đầu tư xây dựng từ năm 2003-2015
Tổng vốn đầu tư cho mạng lưới đường sắt Hà Nội dự kiến là 20.600 tỷ đồng. Cụ thể:
Đường sắt quốc gia: đường sắt xuyên tâm Yên Viên - Ngọc Hồi dài 23,1 km. thời điểm hoàn thành 2003-2009 (giai đoạn đầu đi chung đường sắt đô thị đến khoảng năm 2015 tách tuyến riêng).
Đường sắt vành đai: Vành đai phía Đông gồm đoạn tránh Cổ Loa - Đông Anh - Yên Viên, xây dựng hoàn chỉnh vành đai phía Đông Yên Viên - Cổ Bi - Thanh Trì - Ngọc Hồi, đoạn cải tạo Lạc Đạo - Cổ Bi và nối vào ga Gia Lâm.
Đường sắt đô thị: Tuyến Yên Viên-Ngọc Hồi, Ga Hà Nội-Nội Bài, Ga Hà Nội-Hà Đông, Ô Đông Mác-ga Phú Diễn.
Việc chỉnh trị sông Đuống và sông Hồng chia làm 3 giai đoạn, tổng vốn đầu tư ước tính là hơn 4.110 tỷ đồng. Giai đoạn l: điều chỉnh thế sông trên mặt bằng về thế sông quy hoạch mong muốn, xây dựng công trình khống chế tỷ lệ phân lưu, ổn định quy hoạch. Giai đoạn 2: xây dựng mới và nâng cấp các công trình bảo vệ bờ. Giai đoạn 3: xây dựng công trình bảo vệ các đoạn bờ còn lại.
(Theo Tiền Phong)