Sáng 24/3 (19/2 âm lịch), lễ chính Lễ Hội Quán Thế Âm Đà Nẵng đã diễn ra tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. Hàng chục nghìn người đã về dự. Đây là lễ hội lớn nhất Đà Nẵng, được tổ chức hàng năm.
Sáng 24/3 (19/2 âm lịch), lễ chính Lễ Hội Quán Thế Âm Đà Nẵng đã diễn ra tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. Hàng chục nghìn người đã về dự. Đây là lễ hội lớn nhất Đà Nẵng, được tổ chức hàng năm.
Từ sáng sớm, đoàn chư tôn, tăng ni trên cả nước đã rước kiệu Phật lên đài chính làm lễ. Các phật tử cung kính hai bên.
Từ sáng sớm, đoàn chư tôn, tăng ni trên cả nước đã rước kiệu Phật lên đài chính làm lễ. Các phật tử cung kính hai bên.
Trong phần lễ, các phật tử quỳ gối cầu Quốc thái dân an.
Lễ hội khai mạc tối 22/3 (17/2 âm lịch). Phần lễ gồm lễ vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm; rước ánh sáng, pháp đàn Đại bi; tế xuân cầu quốc thái dân an; dâng hương tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa; khai mở tượng danh nhân Sư Vạn Hạnh và tượng Huyền Trân Công Chúa… Phần hội với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, đua thuyền.
Trong phần lễ, các phật tử quỳ gối cầu Quốc thái dân an.
Lễ hội khai mạc tối 22/3 (17/2 âm lịch). Phần lễ gồm lễ vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm; rước ánh sáng, pháp đàn Đại bi; tế xuân cầu quốc thái dân an; dâng hương tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa; khai mở tượng danh nhân Sư Vạn Hạnh và tượng Huyền Trân Công Chúa… Phần hội với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, đua thuyền.
Một nữ phật tử trong đoàn dâng hoa chăm chú theo dõi các phần của lễ hội.
Đoàn tham dự lễ nhìn qua các bóng đèn trang trí. Năm nay, Lễ hội có sự tham dự của đông đảo các chư tôn, tăng ni đến từ Hàn Quốc, Thái Lan,...
Đoàn tham dự lễ nhìn qua các bóng đèn trang trí. Năm nay, Lễ hội có sự tham dự của đông đảo các chư tôn, tăng ni đến từ Hàn Quốc, Thái Lan,...
Dòng chữ Lễ hội và Phật Lịch 2562 được xếp bằng cây xanh và hàng trăm bông hoa hồng, tạo thêm điểm nhấn trên sân khấu chính.
Dòng chữ Lễ hội và Phật Lịch 2562 được xếp bằng cây xanh và hàng trăm bông hoa hồng, tạo thêm điểm nhấn trên sân khấu chính.
Nghi thức dâng hoa lên Quán Thế Âm.
Lễ hội Quán Thế Âm chứa đựng ý nghĩa nhân văn với ước vọng đồng hành phụng sự với cuộc sống, hướng con người đến tình yêu thương và những điều tốt đẹp.
Nghi thức dâng hoa lên Quán Thế Âm.
Lễ hội Quán Thế Âm chứa đựng ý nghĩa nhân văn với ước vọng đồng hành phụng sự với cuộc sống, hướng con người đến tình yêu thương và những điều tốt đẹp.
Các chư tôn, tăng ni và lãnh đạo địa phương sau đó cùng thả bóng bay cầu cho hoà bình.
Các chư tôn thắp hương trước tượng Quán Thế Âm trên lễ đài, trước khi rước tượng phật trở xuống để kết thúc phần lễ.
Các chư tôn thắp hương trước tượng Quán Thế Âm trên lễ đài, trước khi rước tượng phật trở xuống để kết thúc phần lễ.
Tượng Quán Thế Âm được rước kiệu đi qua nơi các phật tử đứng tham dự lễ. Đây là phần quan trọng nhất của Lễ hội.
Tượng Quán Thế Âm được rước kiệu đi qua nơi các phật tử đứng tham dự lễ. Đây là phần quan trọng nhất của Lễ hội.
Các diễn viên hoá trang hình tượng Phật bà Quán Thế Âm đi ngay sau kiệu. Năm nay, hoá trang hình tượng Quán Thế Âm có bốn ứng hoá thân, thể hiện sự đa dạng để lắng nghe, nhìn thấu cứu độ chúng sinh.
Các diễn viên hoá trang hình tượng Phật bà Quán Thế Âm đi ngay sau kiệu. Năm nay, hoá trang hình tượng Quán Thế Âm có bốn ứng hoá thân, thể hiện sự đa dạng để lắng nghe, nhìn thấu cứu độ chúng sinh.
Các Phật tử nghiêm trang cầu nguyện khi tượng Phật được rước qua. Nhiều phật tử Thái Lan, Hàn Quốc có mặt trong lễ hội.
Bà Nguyễn Thị Anh Thi - Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, cho biết lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu chiêm ngưỡng lễ bái của người dân theo đạo Phật mà đã trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn.
Các Phật tử nghiêm trang cầu nguyện khi tượng Phật được rước qua. Nhiều phật tử Thái Lan, Hàn Quốc có mặt trong lễ hội.
Bà Nguyễn Thị Anh Thi - Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, cho biết lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu chiêm ngưỡng lễ bái của người dân theo đạo Phật mà đã trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn.
Các Phật tử chen chân chiêm bái tượng phật và theo dõi các hoá thân của Quán Thế Âm. Người dân đi lễ sau đó toả đi thắp hương cầu nguyện.
Các Phật tử chen chân chiêm bái tượng phật và theo dõi các hoá thân của Quán Thế Âm. Người dân đi lễ sau đó toả đi thắp hương cầu nguyện.
Lễ hội vẫn còn một số hình ảnh chưa đẹp. Trong đó ngay khi buổi lễ đang diễn ra, có nhiều người dân đặt cả nải chuối lên khu vực tượng phật; hoặc tưới nước lên tượng rồi hứng mang về; vuốt tay lên tượng, thoa lên người để cầu mạnh khoẻ, may mắn.
Lễ hội vẫn còn một số hình ảnh chưa đẹp. Trong đó ngay khi buổi lễ đang diễn ra, có nhiều người dân đặt cả nải chuối lên khu vực tượng phật; hoặc tưới nước lên tượng rồi hứng mang về; vuốt tay lên tượng, thoa lên người để cầu mạnh khoẻ, may mắn.
Nguyễn Đông