8h sáng 30/9, bầu trời Hà Nội mờ mịt khi nhìn từ trên cao.
Ứng dụng AirVisual ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí (AQI) toàn thành phố rạng sáng nay (lúc 4h) là 385 - mức cao nhất trong khoảng một tháng trở lại đây. Tuy nhiên, theo chỉ số từ hệ thống quan trắc tự động của thành phố Hà Nội, cùng thời gian trên AQI tại Hàng Đậu là 157; Minh Khai (Bắc Từ Liêm) 162; Thành Công 147; đường Phạm Văn Đồng 154.
8h sáng 30/9, bầu trời Hà Nội mờ mịt khi nhìn từ trên cao.
Ứng dụng AirVisual ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí (AQI) toàn thành phố rạng sáng nay (lúc 4h) là 385 - mức cao nhất trong khoảng một tháng trở lại đây. Tuy nhiên, theo chỉ số từ hệ thống quan trắc tự động của thành phố Hà Nội, cùng thời gian trên AQI tại Hàng Đậu là 157; Minh Khai (Bắc Từ Liêm) 162; Thành Công 147; đường Phạm Văn Đồng 154.
Cũng theo AirVisual, khu vực đường Nguyễn Chí Thanh có chỉ số AQI là 302 lúc 8h; còn theo hệ thống quan trắc của Hà Nội, điểm đo Thành Công (gần đường Nguyễn Chí Thanh) là 150.
Trong thang tính, chỉ số AQI trên 300 là mức cao nhất, tương đương với cảnh báo "nguy hại - mọi người nên ở trong nhà"; còn từ 51 đến 100 là ngưỡng trung bình, "nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở ngoài"; từ 101 đến 200 là kém, "nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở ngoài".
Cũng theo AirVisual, khu vực đường Nguyễn Chí Thanh có chỉ số AQI là 302 lúc 8h; còn theo hệ thống quan trắc của Hà Nội, điểm đo Thành Công (gần đường Nguyễn Chí Thanh) là 150.
Trong thang tính, chỉ số AQI trên 300 là mức cao nhất, tương đương với cảnh báo "nguy hại - mọi người nên ở trong nhà"; còn từ 51 đến 100 là ngưỡng trung bình, "nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở ngoài"; từ 101 đến 200 là kém, "nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở ngoài".
Theo hệ thống PamAir, lúc 7h, khu vực đường Phạm Hùng có chỉ số AQI là 201. Trong khi đó, theo hệ thống quan trắc của Hà Nội, điểm đo ở Mỹ Đình (gần đường Phạm Hùng) cho chỉ số 114.
Theo hệ thống PamAir, lúc 7h, khu vực đường Phạm Hùng có chỉ số AQI là 201. Trong khi đó, theo hệ thống quan trắc của Hà Nội, điểm đo ở Mỹ Đình (gần đường Phạm Hùng) cho chỉ số 114.
Bầu trời mờ mịt ở khu vực cầu Long Biên, gần sông Hồng, lúc 8h sáng.
Khu vực hồ Tây lúc 9h. Chỉ số AQI của AirVisual báo trên 250.
Nhà chức trách Hà Nội nhận định một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí là hoạt động của lượng lớn phương tiện giao thông ở khu vực trung tâm.
Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn do hiện tượng "nghịch nhiệt bức xạ" trong giai đoạn thời tiết chuyển từ mùa nóng sang mùa lạnh. Ban đêm bức xạ nhiệt từ mặt đất phát tán vào khí quyển tạo ra lớp sương mù tầng thấp. Trong ngày, bầu không khí bị hun nóng, tạo nên lớp không khí nóng bốc lên nhưng không có đối lưu không khí hoặc mưa nên lớp bụi liên tục lơ lửng trong bầu khí quyển.
Nhà chức trách Hà Nội nhận định một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí là hoạt động của lượng lớn phương tiện giao thông ở khu vực trung tâm.
Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn do hiện tượng "nghịch nhiệt bức xạ" trong giai đoạn thời tiết chuyển từ mùa nóng sang mùa lạnh. Ban đêm bức xạ nhiệt từ mặt đất phát tán vào khí quyển tạo ra lớp sương mù tầng thấp. Trong ngày, bầu không khí bị hun nóng, tạo nên lớp không khí nóng bốc lên nhưng không có đối lưu không khí hoặc mưa nên lớp bụi liên tục lơ lửng trong bầu khí quyển.
Quá trình đô thị hóa với nhiều công trình xây dựng cũng là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí. Từ nhiều tháng nay, người dân đi qua đường Sa Đôi (Nam Từ Liêm) phải chịu cảnh bụi mù do tuyến giao thông này đang được cải tạo, hai bên đường có nhiều công trình thi công.
Quá trình đô thị hóa với nhiều công trình xây dựng cũng là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí. Từ nhiều tháng nay, người dân đi qua đường Sa Đôi (Nam Từ Liêm) phải chịu cảnh bụi mù do tuyến giao thông này đang được cải tạo, hai bên đường có nhiều công trình thi công.
Giang Huy - Gia Chính