Gà Hồ - giống gà đặc sản của vùng Kinh Bắc (tên gọi xưa của vùng Bắc Ninh, Bắc Giang) từng được dùng làm lễ vật tiến vua, hiện chỉ còn được nuôi ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ (huyện Thuận Thành).
Gà Hồ - giống gà đặc sản của vùng Kinh Bắc (tên gọi xưa của vùng Bắc Ninh, Bắc Giang) từng được dùng làm lễ vật tiến vua, hiện chỉ còn được nuôi ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ (huyện Thuận Thành).
Trại gà Hồ của gia đình anh Dương Hữu Dũng (42 tuổi) ở ngõ Chêu, làng Lạc Thổ có truyền thống lâu đời, với khoảng 100 con gà được chăm sóc theo cách thức cầu kỳ hơn gà thông thường. Thức ăn là gạo xay vỡ với rau hoặc cá được nấu chín để tránh dịch bệnh.
Trại gà Hồ của gia đình anh Dương Hữu Dũng (42 tuổi) ở ngõ Chêu, làng Lạc Thổ có truyền thống lâu đời, với khoảng 100 con gà được chăm sóc theo cách thức cầu kỳ hơn gà thông thường. Thức ăn là gạo xay vỡ với rau hoặc cá được nấu chín để tránh dịch bệnh.
Trại nuôi rộng hơn 1.000 m2, được chia thành nhiều phân khu nhỏ, nằm tách biệt nhau, theo mô hình một trống, bốn mái, xung quanh rắc vôi bột. Gà được tiêm chủng các mũi phòng bệnh cơ bản 4 tháng một lần.
Trại nuôi rộng hơn 1.000 m2, được chia thành nhiều phân khu nhỏ, nằm tách biệt nhau, theo mô hình một trống, bốn mái, xung quanh rắc vôi bột. Gà được tiêm chủng các mũi phòng bệnh cơ bản 4 tháng một lần.
10 ngày trước khi xuất chuồng, anh Dũng nhốt gà trống ra riêng, tránh chọi nhau để giữ lông mượt và mào tươi màu. "Gà Hồ cần không gian rộng, thoáng để chạy nhảy, vận động thì tướng mới nhanh, chắc thịt giòn, ngon hơn", anh Dũng chia sẻ.
10 ngày trước khi xuất chuồng, anh Dũng nhốt gà trống ra riêng, tránh chọi nhau để giữ lông mượt và mào tươi màu. "Gà Hồ cần không gian rộng, thoáng để chạy nhảy, vận động thì tướng mới nhanh, chắc thịt giòn, ngon hơn", anh Dũng chia sẻ.
Gà Hồ từng xuất hiện trong bức tranh "Gà Đại Cát" của dòng tranh dân gian Đông Hồ.
Con gà chuẩn theo dân gian phải có "Đầu công, mình cốc, cánh trai, đuôi nơm, mã mận, chân đậu nành", dáng dấp được ví như dũng tướng. Gà Hồ mái nặng nhất trong trang trại anh Dũng khoảng 4,6 kg, gà trống khoảng 5,5 kg sau 10 tháng nuôi. Chân gà Hồ vàng đều, không quá to, vẩy xếp như hạt đậu. Một lứa gà nuôi từ 12 đến 14 tháng, con trống trưởng thành có thể nặng hơn 6 kg. "Nhiều người từ khắp các tỉnh trong Nam ngoài Bắc tới nhà tôi mua giống, nhưng nuôi không lớn. Gà Hồ hình như chỉ hợp với đất làng Hồ", anh Dũng chia sẻ.
Con gà chuẩn theo dân gian phải có "Đầu công, mình cốc, cánh trai, đuôi nơm, mã mận, chân đậu nành", dáng dấp được ví như dũng tướng. Gà Hồ mái nặng nhất trong trang trại anh Dũng khoảng 4,6 kg, gà trống khoảng 5,5 kg sau 10 tháng nuôi. Chân gà Hồ vàng đều, không quá to, vẩy xếp như hạt đậu. Một lứa gà nuôi từ 12 đến 14 tháng, con trống trưởng thành có thể nặng hơn 6 kg. "Nhiều người từ khắp các tỉnh trong Nam ngoài Bắc tới nhà tôi mua giống, nhưng nuôi không lớn. Gà Hồ hình như chỉ hợp với đất làng Hồ", anh Dũng chia sẻ.
Tuy trọng lượng lớn, nhưng do vận động nhiều nên kích thước gà Hồ không khác nhiều các loại gà thường. Nửa đầu tháng chạp, anh Dũng cho xuất chuồng 100 con gà, đều nặng trên 4,5 kg; giá từ 400.000 đến 600.000 đồng mỗi kg. "Tuy giá đắt hơn gà thường nhưng khách hàng đặt mua nhiều để làm quà biếu dịp Tết", anh nói và cho biết riêng con gà trống "tướng quân" chân vàng, nặng gần 6 kg, anh giữ lại để dự thi hội gà Hồ được tổ chức vào dịp 10/2 âm lịch.
Tuy trọng lượng lớn, nhưng do vận động nhiều nên kích thước gà Hồ không khác nhiều các loại gà thường. Nửa đầu tháng chạp, anh Dũng cho xuất chuồng 100 con gà, đều nặng trên 4,5 kg; giá từ 400.000 đến 600.000 đồng mỗi kg. "Tuy giá đắt hơn gà thường nhưng khách hàng đặt mua nhiều để làm quà biếu dịp Tết", anh nói và cho biết riêng con gà trống "tướng quân" chân vàng, nặng gần 6 kg, anh giữ lại để dự thi hội gà Hồ được tổ chức vào dịp 10/2 âm lịch.
Ngọc Thành - Thanh Lam