Nằm bên dòng sông Hương, Nghênh Lương Đình là công trình nằm trên trục dọc từ Kỳ đài Huế ra đến Phu Văn Lâu, được xây dựng dưới thời vua Tự Đức thứ 5 (1852) và dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát. Năm Thành Thái thứ 15 (1903), công trình được trùng tu cẩn thận, đến năm Khải Định thứ ba (1918) tôn tạo thêm một lần nữa để vua thường xuyên đến nghỉ mát.
Trước tình trạng xuống cấp của công trình do chiến tranh và lũ lụt, vào năm 2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt dự án tu bổ, phục hồi di tích Nghênh Lương Đình với tổng kinh phí 12 tỷ đồng. Khởi công trùng tu từ tháng 4/2017, đến nay công trình cơ bản đã hoàn thành.
Nằm bên dòng sông Hương, Nghênh Lương Đình là công trình nằm trên trục dọc từ Kỳ đài Huế ra đến Phu Văn Lâu, được xây dựng dưới thời vua Tự Đức thứ 5 (1852) và dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát. Năm Thành Thái thứ 15 (1903), công trình được trùng tu cẩn thận, đến năm Khải Định thứ ba (1918) tôn tạo thêm một lần nữa để vua thường xuyên đến nghỉ mát.
Trước tình trạng xuống cấp của công trình do chiến tranh và lũ lụt, vào năm 2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt dự án tu bổ, phục hồi di tích Nghênh Lương Đình với tổng kinh phí 12 tỷ đồng. Khởi công trùng tu từ tháng 4/2017, đến nay công trình cơ bản đã hoàn thành.
Đơn vị thi công đã giữ nguyên kết cấu kiến trúc kiểu phương đình một gian bốn chái, phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài ra theo đúng kiểu từ thời nhà Nguyễn. Từ bên trong Nghênh Lương Đình có thể ngắm công trình Phu Văn Lâu và Kỳ Đài.
Đơn vị thi công đã giữ nguyên kết cấu kiến trúc kiểu phương đình một gian bốn chái, phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài ra theo đúng kiểu từ thời nhà Nguyễn. Từ bên trong Nghênh Lương Đình có thể ngắm công trình Phu Văn Lâu và Kỳ Đài.
Hệ thống đèn lồng chính giữa công trình chạm khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng.
Mái nhà chính lợp ngói ống lưu ly vàng, hai nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng. Những linh vật như chim phượng, rồng trên mái nhà của công trình được khảm sành sứ.
Mái nhà chính lợp ngói ống lưu ly vàng, hai nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng. Những linh vật như chim phượng, rồng trên mái nhà của công trình được khảm sành sứ.
Tuy không đồ sộ song Nghênh Lương Đình là di tích có ý nghĩa lớn với người dân Huế. Cùng với Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình được chọn in trên tờ tiền mệnh giá 50.000 đồng.
Tuy không đồ sộ song Nghênh Lương Đình là di tích có ý nghĩa lớn với người dân Huế. Cùng với Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình được chọn in trên tờ tiền mệnh giá 50.000 đồng.
Võ Thạnh