Video: Trần Huấn
Đêm 18/2, làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) mở hội rước “Ông lợn” thu hút hàng nghìn người tham dự.
Tương truyền, lễ rước “Ông lợn” là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi. Trước mỗi khi lên đường đi đánh giặc ông lại thổi xôi, mổ lợn khao quân. Người dân trong làng khi đó thường mang lợn đến dâng và tôn ông là Thành Hoàng làng.
Đêm 18/2, làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) mở hội rước “Ông lợn” thu hút hàng nghìn người tham dự.
Tương truyền, lễ rước “Ông lợn” là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi. Trước mỗi khi lên đường đi đánh giặc ông lại thổi xôi, mổ lợn khao quân. Người dân trong làng khi đó thường mang lợn đến dâng và tôn ông là Thành Hoàng làng.
"Ông lợn" được chọn vào hội rước phải hội đủ các yếu tố: Trắng trẻo, không đánh lông trước khi đổ nước sôi, mắt có màu trắng (nếu mắt màu đỏ sẽ bị gọi là lợn điên).
Điều quan trọng trong việc mổ các "Ông lợn" là phải bóc thật khéo léo lớp mỡ màng. Lớp mỡ này sẽ được dùng để làm áo choàng cho các "Ông lợn" khi dâng tế.
"Ông lợn" được chọn vào hội rước phải hội đủ các yếu tố: Trắng trẻo, không đánh lông trước khi đổ nước sôi, mắt có màu trắng (nếu mắt màu đỏ sẽ bị gọi là lợn điên).
Điều quan trọng trong việc mổ các "Ông lợn" là phải bóc thật khéo léo lớp mỡ màng. Lớp mỡ này sẽ được dùng để làm áo choàng cho các "Ông lợn" khi dâng tế.
Chuẩn bị cho hội rước, mỗi xóm chọn những con lợn to béo, đẹp nhất để mổ thịt. Tới đêm, “Ông lợn” từ các xóm được trang trí đẹp mắt, rước đi khắp đường làng trước khi về đình, dâng lên trình Thành Hoàng làng.
Người mổ lợn phải lấy được hết lớp mỡ lá để trang trí bên ngoài, trình bày sao cho mặt lợn phải tươi.
Chuẩn bị cho hội rước, mỗi xóm chọn những con lợn to béo, đẹp nhất để mổ thịt. Tới đêm, “Ông lợn” từ các xóm được trang trí đẹp mắt, rước đi khắp đường làng trước khi về đình, dâng lên trình Thành Hoàng làng.
Người mổ lợn phải lấy được hết lớp mỡ lá để trang trí bên ngoài, trình bày sao cho mặt lợn phải tươi.
Vào lúc 18h tối 13 tháng Giêng, "Ông lợn" của các xóm được rước về đình để chuẩn bị cho lễ tế. Mỗi đoàn rước sẽ gồm 3 kiệu chính: Bàn lộc, mâm xôi và "Ông lợn". Trước mỗi đoàn là một phường kèn trống.
Vào lúc 18h tối 13 tháng Giêng, "Ông lợn" của các xóm được rước về đình để chuẩn bị cho lễ tế. Mỗi đoàn rước sẽ gồm 3 kiệu chính: Bàn lộc, mâm xôi và "Ông lợn". Trước mỗi đoàn là một phường kèn trống.
Lần lượt 17 "Ông lợn" của 10 xóm ở La Phù được dâng tế. Đúng 21h, người dân rước các "Ông lợn" vào đình dưới sự hướng dẫn của ban tổ chức và các cụ cao tuổi.
Lần lượt 17 "Ông lợn" của 10 xóm ở La Phù được dâng tế. Đúng 21h, người dân rước các "Ông lợn" vào đình dưới sự hướng dẫn của ban tổ chức và các cụ cao tuổi.
Màn trống hội giúp không khí ngày hội rước lợn của làng La Phù thêm sôi động.
Nửa đêm, các cụ cao tuổi bắt đầu làm lễ tế cho tới gần 2h sáng hôm sau. Sau đó, các xóm sẽ khiêng lợn trở về và chia cho các hộ dân trên địa bàn.
Nửa đêm, các cụ cao tuổi bắt đầu làm lễ tế cho tới gần 2h sáng hôm sau. Sau đó, các xóm sẽ khiêng lợn trở về và chia cho các hộ dân trên địa bàn.
Giang Huy