Cuối năm 1954, học sinh miền Nam lần lượt theo chân bộ đội tập kết, đi bộ vượt dãy Trường Sơn, đi tàu thủy ra Thanh Hóa, Hải Phòng… rồi lần lượt ra vùng giải phóng để học tập. Học sinh được đón tại các điểm Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Hội (Nghệ An), sắp xếp ăn ở trong các gia đình người dân miền Bắc một thời gian rồi được phân đi các nơi học tập. Ngày 18/5/1955, Ban Bí thư trung ương Đảng họp, đưa ra chủ trương thành lập các trường nội trú dành riêng cho con em cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, gọi chung là Trường học sinh miền Nam. Học sinh được biên chế vào nhiều trường phù hợp với trình độ, lứa tuổi, hoàn cảnh .Trong đó, trường dành cho nữ ở Hải Phòng, trường dành cho nam ở các tỉnh quanh Hà Nội. Năm 1956, gần 2.000 học sinh được chuyển sang Khu học xá Trung ương ở Nam Ninh (Trung Quốc) để học tập. Từ năm 1954 đến 1975 có 32.000 học sinh miền Nam ra Bắc học tập. Con tàu Kilinski của Ba Lan chở cán bộ, bộ đội và thiếu nhi miền Nam tập kết ra Bắc. "Chúng tôi không bao giờ quên được hình ảnh khi con tàu cập bến, cả rừng người áo nâu đứng đợi như chào đón những đứa con xa quê trở về nhà", một học sinh miền Nam tập kết ra Bắc cuối năm 1954 nhớ lại. "Những chàng đẹp trai" của lớp 10C, trường 26, đóng tại xã Phụng Châu (Chương Mỹ, Hà Đông). Tại đây, 4 trường nam 24, 25, 26, 27 ở cạnh nhau. Nam sinh trong trường thực hiện chế độ học tập, sinh hoạt như quân đội. Sáng có trống báo dậy tập thể dục đúng giờ, sau đó ăn sáng, lên lớp học. Buổi chiều lao động, tối là thời gian tự học và có người kiểm tra. Các thầy cô giáo trường học sinh miền Nam số 13. Với khẩu hiệu "Tất cả vì học sinh miền Nam thân yêu", các thầy cô cũng phải xa gia đình, sinh hoạt nội trú với học trò. Theo thống kê, trong 21 năm, có hơn 5.000 giáo viên được tuyển để phục vụ công tác đào tạo hơn 32.000 học sinh miền Nam. Trường nội trú có hai bộ phận: các thầy cô giáo dạy học và bộ phận nuôi gồm các anh chị tiếp liệu, tiếp phẩm và các anh chị lo việc nấu nướng. Ngoài ra, còn có bộ phận hành chính, quản trị, y tế. Tập kết cùng các anh chị lớn còn có nhiều em nhỏ mới 2-3 tuổi. Vì vậy, trại nhi đồng dành cho các mầm non cũng nhanh chóng được thành lập. Trong ảnh, Hồ Chủ tịch đến thăm các em nhỏ tại Trại nhi đồng miền Nam. Ngay trung thu đầu tiên của học trò miền Nam trên đất Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho các em, khuyên phải đoàn kết, trong sinh hoạt hàng ngày phải tự lực cánh sinh, dặn các cô chú trong trường phải thương yêu các cháu như chính con ruột của mình. Niềm vui của học trò miền Nam khi nhận được bưu thiếp. Ngày ấy, học sinh có câu cửa miệng "ngày Bắc đêm Nam" chỉ việc ban ngày vẫn học tập, vui chơi, sinh hoạt bình thường, nhưng đêm về, nhiều học sinh khóc ướt gối vì nhớ ba mẹ, thương quê hương, xóm làng bị giặc giày xéo. Thẻ học sinh của học sinh trường miền Nam thời ấy. Từ trái sang phải: thầy Nguyễn Văn Đại, giáo viên dạy Toán trường học sinh miền Nam số 24, đóng tại xã Phụng Châu (Chương Mỹ, Hà Đông) cùng các học trò Nguyễn Hữu Dũng (nay là Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam), Phi, Nguyễn Khoa Sơn (hiện công tác tại Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam), Ngãi và thầy Hà Thực đang dạy hình học không gian từ mô hình bằng tre sinh động. Đội bóng chuyền trường học sinh miền Nam số 8 Hải Phòng giành chức vô địch toàn miền Bắc năm 1959. Thời ấy, trường học sinh miền Nam đóng ở đâu là nơi đó có điển hình, nổi đình nổi đám về các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Các hội diễn, thi văn nghệ, thể thao ở Hà Đông, Đông Triều, Hải Phòng, phần lớn giải thưởng đều thuộc về cá nhân, tập thể học sinh miền Nam. Đội bóng đá lớp B6 (học sinh miền Nam) đấu giao hữu với đội bóng các thầy giáo Đức (1968). Buổi dã ngoại của học sinh lớp 10D trường Đông Triều tại đầu nguồn con suối lượn quanh sau trường. Đối với học sinh miền Nam thời ấy, tập thể trường, lớp trở thành mái ấm gia đình thứ hai an ủi làm yên lòng những đứa con xa nhà. Hàng trăm học sinh trưởng thành từ những ngôi trường học sinh miền Nam trực tiếp tham gia vào cuộc chiến bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam. Trong ảnh là phi công MIG – 21 Trần Việt (giữa), học sinh miền Nam rút kinh nghiệm cùng đồng đội sau chiến thắng. Sau này, ông là Thiếu tướng, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng không quân, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Có những học sinh miền Nam tập kết ra Bắc học tập, trưởng thành lại quay trở về trường dạy những học sinh miền Nam thế hệ sau, như các thầy giáo Nguyễn Công Trứ và Diệp Mạnh Linh, công tác tại Tiểu ban giáo dục miền Nam (thường được gọi là Tiểu ban Giáo dục R). Ông Lê Văn Kiểm và bà Trần Cẩm Nhung đều là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954. Cả hai học phổ thông trong trường học sinh miền Nam, sau tốt nghiệp khoa Thủy nông, ĐH Thủy lợi Hà Nội rồi kết hôn năm 1970. Ông Kiểm là anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Hai vợ chồng hoạt động sôi nổi trong ban liên lạc học sinh miền Nam trên đất Bắc. Hoàng PhươngẢnh tư liệuCuộc dịch chuyển lịch sử của hơn 32.000 học sinh miền nam 60 năm trường học sinh miền Nam trên đất Bắc