Là người yêu thích các chương trình truyền hình, tôi nhận thấy hai năm trở lại đây, các gameshow ngày càng nở rộ. Chỉ cần mở tivi, kênh giải trí bất kỳ đều có đủ chương trình với nhiều hình thức khác nhau. Nhiều gameshow tạo sức hút riêng, được đông đảo khán giả đón nhận.
Sự hấp dẫn của các gameshow đến từ đâu
Khi được hỏi nếu có cơ hội tham gia gameshow, bạn có đăng ký không, dường như đa phần ai cũng trả lời có. Vậy điều gì tạo nên sự hấp dẫn ấy? Có lẽ ngoài tính giải trí, gameshow còn mang lại cho người chơi lẫn người xem nhiều điều mới mẻ, thậm chí giúp củng cố kiến thức. Chưa kể người chơi còn thể hiện được cái tôi của mình, được trải nghiệm những cung bậc cảm xúc - từ hồi hộp, lo lắng đến vui mừng, vỡ òa trong chiến thắng.
Tuy nhiên, hạn chế của các chương trình truyền hình là tính tương tác một chiều. Khán giả chỉ có thể thụ động xem, trong khi gameshow ấy cũng giới hạn lượng người chơi. Giả sử muốn tham gia, bạn phải đăng ký, trải qua nhiều vòng tuyển chọn mới được ghi hình, rồi phải đợi đến hàng tháng trời mới được lên sóng. Nhiều người dù rất thích vẫn ngại đăng ký gameshow vì sợ... trả lời sai bị cười.
Chưa kể, lượng khán giả truyền hình đang chuyển dần sang xem online. Thị hiếu xem chương trình cũng thay đổi, khán giả muốn được tương tác trực tiếp, muốn trải nghiệm nhiều hơn hay nói cách khác, họ muốn chủ động chinh phục thử thách. Vậy lối ra nào cho các gameshow để vừa giữ chân người cũ, vừa thu hút người mới mà vẫn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng?
Có nên ứng dụng công nghệ vào gameshow?
Nắm bắt thị hiếu và nhu cầu của khán giả, tôi thấy thị trường giải trí xuất hiện một số gameshow tương tác trực tiếp trên điện thoại và thu hút lượng người tham gia khá cao. Loại hình gameshow kiểu này thỏa mãn hầu hết nhu cầu được trải nghiệm, được tham gia vào chương trình của đại đa số khán giả. Loại hình này giúp người chơi thể hiện bản thân mà không lo ngại bị chê cười.
Gameshow tương tác trực tiếp trên điện thoại thông minh cho thấy các nhà đầu tư đã nắm bắt thị hiếu tốt, ứng dụng công nghệ vào gameshow, biến chúng thành loại hình giải trí hấp dẫn, mang tính cộng đồng. Thế nhưng, vấn đề đặt ra là: liệu gameshow tương tác trên điện thoại nào cũng nhận được sự hưởng ứng từ cộng đồng?
Theo tôi, để có thể tồn tại, tạo được tiếng vang và thành công, gameshow tương tác trên điện thoại thông minh phải hội tụ đủ ba yếu tố:
Thứ nhất, xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ hiện đại: độ mượt mà khi chơi trực tuyến, giao diện thân thiện... sẽ khiến người dùng yêu thích ứng dụng của bạn hơn. Đồng thời, gameshow của bạn phải đáp ứng được lượng người truy cập khổng lồ.
Thứ hai là nội dung chương trình: người dùng ngày nay đã quá quen thuộc với các thể loại gameshow, chính vì thế nội dung các câu hỏi, format chương trình sẽ quyết định người dùng có gắn bó với gameshow của bạn hay không. Câu hỏi đa dạng, chủ đề phong phú, vừa mang tính giải trí, vừa giúp người chơi kiểm tra, cập nhật kiến thức... sẽ tạo được sự hứng thú.
Cuối cùng là giải thưởng: suy cho cùng, khi tham gia bất cứ một cuộc thi nào ai cũng khao khát chiến thắng. Chinh phục được một giải thưởng lớn vẫn hấp dẫn hơn là nhận được một phần quà nhỏ. Điều đó cho thấy, giải thưởng chính là động lực thôi thúc người tham gia.
Một ví dụ rất điển hình là gameshow T-GO! ra mắt vào 20h tối thứ sáu ngày 19/10. Ứng dụng này thu hút cộng đồng vì giao diện thân thiện, hướng đến tính tiện ích cho người dùng. Cách thức chơi T-GO! đơn giản, các câu hỏi tưởng khó mà lại dễ.
Tôi ấn tượng với giải thưởng 50 triệu đồng dành cho các game thủ ngày ra mắt T-GO. Đặc biệt, trò chơi này còn được dẫn dắt bởi một trong số các MC nổi tiếng Ngô Kiến Huy.
![Bạn có thể chinh phục giải thưởng khủng của T-GO! mỗi tối thứ 6 hàng tuần.](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2018/11/01/1406304505-w500-1149-1541058477.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=jEIlSEygc-ZsOsklqNmZHA)
Bạn có thể chinh phục giải thưởng khủng của T-GO! mỗi tối thứ 6 hàng tuần.
Bạn có thể thử trải nghiệm T-GO! tại đây.
Thiên