Các nhà nghiên cứu bắt đầu thu thập dữ liệu đại dương gồm mẫu khí và nước từ các luồng CO2 dưới đáy biển. Nhờ đó họ có thể dự đoán sự thay đổi độ pH ở khu vực nước bị rò rỉ khí CO2 thông qua mô hình thiết bị cảm biến.
Thử nghiệm tại vùng biển Italy, thiết bị chỉ ra hơn 79% lượng CO2 đã hòa tan ở độ sâu 4 m dưới đáy biển. Các thông số giúp các nhà nghiên cứu đưa ra chiến lược giám sát và ước tính tác động của việc thải CO2 đối với hệ sinh thái biển.
Công ty dầu khí đa quốc gia Equinor của Na Uy chuyên lưu trữ và thu giữ CO2. Mỗi năm khoảng 1 triệu tấn khí CO2 được lưu trữ dưới đáy biển ở Na Uy. Chuyên gia cho rằng để kiểm soát lượng CO2 thải ra khỏi không khí, việc lưu trữ khí CO2 sâu dưới đáy biển được coi là giải pháp tối ưu hơn lưu trữ trên đất liền vì đại dương rộng lớn đóng vai trò là bước đệm cho khí CO2 được giải phóng, giúp giải quyết phần nào vấn đề nóng lên toàn cầu.
Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát chặt, lượng khí CO2 rò rỉ có thể hòa tan trong nước biển, làm giảm độ pH và tăng khả năng gây hại cho hệ sinh thái biển địa phương. Vì vậy, thiết bị này giúp giám sát, định vị khu vực rò rỉ khí CO2. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục cải tiến, giúp thiết bị định lượng khí metan dưới đáy biển.
Nguyễn Xuân (Theo Science Daily)