- Vậy là chúng tôi nên vui với lời nhận xét này?
- Tôi thất vọng khi thấy rằng, Nhà nước vẫn còn chưa quan tâm đến một vấn đề lớn, đó là trang bị kiến thức cho những người tham gia thị trường. Tôi nhận ra rằng, người dân nói chung vẫn chưa hiểu đúng về thị trường này.
- Nhà nước chưa đẩy mạnh giáo dục kiến thức cho người tham gia thị trường, nhưng đổi lại Ủy ban Chứng khoán đang quản lý thị trường rất chặt để bảo vệ nhà đầu tư, việc làm này chắc là cần?
- Thị trường cần được điều hành bởi các cơ quan hành chính của Nhà nước. Ở các thị trường chứng khoán trên thế giới, các chính phủ vẫn duy trì một mức độ kiểm soát qua các cơ quan của mình. Thông thường các cơ quan đó đóng vai trò người quan sát nhằm duy trì sự hiệu quả của thị trường và tránh cho thị trường khỏi bị sụp đổ. Ví dụ như ở Mỹ, người tham gia thị trường hiểu rằng mặc dù có những rủi ro cho các loại phiếu, nhưng nói chung thị trường chứng khoán khác. Bởi vì ngoài yếu tố ổn định của chính phủ còn nhờ vào việc chính phủ đã tạo ra một mạng lưới rộng lớn bao gồm các cơ quan chính phủ nhằm đảm bảo trật tự trên thị trường. Chẳng hạn như Ủy ban Chứng khoán (S.E.C).
- Theo những gì ông đã quan sát thì vai trò can thiệp của Chính phủ Việt Nam vào thị trường chứng khoán ra sao?
- Nhà nước Việt Nam đang định hình một cơ chế tạo ra tài sản lớn nhất, đó là thị trường chứng khoán. Cá nhân tôi tin tưởng chắc chắn và hy vọng rằng Nhà nước Việt Nam sẽ can thiệp bằng cách lập một cơ quan (tương tự như S.E.C ở Mỹ) nhằm bảo vệ quyền của cổ đông. Cơ quan này có thể giúp Nhà nước kiểm tra và quản lý cũng như ban hành các quy chế cho thị trường.
- Theo ông, thị trường chứng khoán Việt Nam nên phát triển theo hướng nào để không rơi vào tình trạng khủng hoảng như một số thị trường trong khu vực trước đây?
- Thị trường chứng khoán Việt Nam khác xa với các thị trường trong khu vực. Các thị trường khác nhanh chóng đón nhận sở hữu nước ngoài và tạo ra cơ chế nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài tham gia nhưng không cho họ quyền biểu quyết trong công ty. Trong khi đó, ở Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài gần như không mua được cổ phiếu. Các quy định gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài và đã làm cho nhiều người từ bỏ ý định đầu tư vào Việt Nam. Sở hữu nước ngoài bản thân nó có một số hạn chế nhưng hình thức này luôn góp vào sự phồn vinh của một quốc gia và người dân nước đó.
- Ông có nghĩ rằng khi chưa đủ kinh nghiệm về thị trường chứng khoán thì Chính phủ phải cẩn trọng đối với luồng vốn bên ngoài?
- Việt Nam đang ở trong tiến trình hội nhập quốc tế và sẽ có thể bị thương tổn bởi các yếu tố bên ngoài, như suy thoái kinh tế. Tác động của Chính phủ lên nền kinh tế sẽ giảm đi, nhưng đây lại là tín hiệu tốt và thị trường chứng khoán sẽ là cơ chế hữu hiệu giúp kinh tế phát triển. Theo ý tôi, khi cửa đã mở thì việc ngăn chặn khủng hoảng kinh tế châu Á là khả thi. Tuy nhiên, xét về góc độ kinh tế mở của sẽ mang lại lợi ích cho sau cùng cho đất nước và người dân Việt Nam qua việc nâng cao đời sống và đem lại nhiều cơ hội hơn. Đây là lý do tại sao những cơn khủng hoảng tạm thời không làm lu mờ được lợi ích lớn lao mà chính sách mở cửa mang lại.
TBKTSG