1. Không bị cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
2. Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.
3. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Các quy định mới này nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người lao động một cách tốt nhất trước những rủi ro, nguy hiểm từ công việc, do người sử dụng lao động, người khác gây ra.
Bộ luật Lao động năm 2019 vẫn giữ nguyên các quyền sau của người lao động như quy định hiện hành:
4. Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử.
5. Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.
6. Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động.
7. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
8. Đình công.
Lưu ý, các quyền nêu trên của người lao động mang tính khuôn mẫu, để từ đó các bên trong mối quan hệ lao động cụ thể hóa quyền đó vào quan hệ lao động của mình. Trong đó, có những quyền mang tính độc lập của người lao động (người lao động được tự quyết), như là từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của mình, tự do lựa chọn việc làm... Nhưng có những quyền mang tính tập thể, người lao động không thể thực hiện quyền một cách riêng lẻ, như quyền đình công (chỉ được đình công khi đa số người lao động đồng ý và đúng trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019).
Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đoàn luật sư TP HCM