24 giờ qua, 6.273 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 256 ca), 8.322 ca cộng đồng (tăng 1.016 ca). Sau gần một tuần số ca nhiễm hàng ngày tăng gần hoặc vượt một triệu, Cần Thơ hôm nay giảm 222 ca; Hà Nội hôm nay cũng giảm 341 ca so với hôm qua lên đến hơn 700 ca. Trong khi đó TP HCM tăng thêm 510 ca so với hôm qua.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.777 ca/ngày.
Từ 17h30 ngày 7/12 đến 17h30 ngày 8/12 ghi nhận 230 ca tử vong, cụ thể:
Tại TP HCM 75 ca, trong đó 9 ca từ các tỉnh chuyển đến, gồm: Đồng Nai 2, Bình Dương, An Giang, Tiền Giang, Long An, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đăk Lăk mỗi nơi một.
Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang 24, Đồng Nai 18, Bình Dương 16, Tiền Giang 14, Long An 13, Vĩnh Long 12 (tử vong trong hai ngày 7-8/12), Kiên Giang 12, Tây Ninh 11, Cần Thơ 10, Sóc Trăng 4, Lâm Đồng và Cà Mau 3, Trà Vinh, Khánh Hòa, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu đều 2, Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Nghệ An, Bến Tre mỗi nơi một.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 204 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 26.930 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm trong nước là 1.346.811, trong đó 1.033.576 ca đã được công bố khỏi bệnh.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam ghi nhận 1.352.122 ca nhiễm, đứng thứ 33/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tỷ lệ số ca nhiễm trên một triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149 (bình quân cứ một triệu người có 13.714 ca nhiễm).
Hai tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM 481.923 ca, Bình Dương 285.589, Đồng Nai 90.555, Long An 38.960, Tây Ninh 35.085 ca.
Về điều trị, số khỏi bệnh trong ngày là 24.737 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.036.393 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.506 ca, trong đó 5.346 ca thở 0xy qua mặt nạ, 1.194 ca thở oxy dòng cao HFNC, 172 ca thở máy không xâm lấn, 778 ca thở máy xâm lấn và 16 ca ECMO.
Về xét nghiệm, trong 24 giờ qua đã thực hiện 114.947 xét nghiệm cho 281.180 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện 27.2 triệu mẫu cho 70,4 triệu lượt người.
Về tiêm chủng, trong ngày 7/12 có 861.193 liều vaccine được tiêm. Như vậy, tổng số liều đã được tiêm là 129,4 triệu liều, trong đó tiêm một mũi là 73,8 triệu liều, tiêm mũi hai là 55,5 triệu liều.
TP HCM phát động "Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ" với mong muốn ngăn ngừa những người thuộc nhóm nguy cơ bị nhiễm, phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ nhiễm để kịp thời điều trị đặc hiệu với thuốc kháng virus và theo dõi sức khỏe nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Giai đoạn đầu của chiến dịch tiêm bắt đầu ngày 7-31/12, sau đó tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm để tiếp tục triển khai trong năm 2022.
Ngày 8/12, TP HCM ban hành kế hoạch và hướng dẫn tổ chức tiêm vaccine liều bổ sung và liều nhắc lại (mũi 3). Thành phố bắt đầu tiêm mũi vaccine bổ sung cho người nguy cơ cao và mũi nhắc lại cho người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine sau 6 tháng, từ ngày 10/12, tùy theo nguồn cung ứng vaccine.
Hà Nội phân bổ khẩn 6.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà cho 30 quận/huyện/thị xã, mỗi địa phương nhận 200 túi. Mỗi túi thuốc gồm hai loại: Thuốc hạ sốt (paracetamol 500 mg) và vitamin C 500 mg.
Tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập Trung tâm nghiên cứu và điều trị Covid-19 đặt tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 với quy mô 300 giường bệnh và sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế dịch.