Như vậy, 24 giờ qua, số ca nhiễm cả nước giảm 723 so với hôm qua, trong đó số ca cộng đồng giảm sâu (7.306 ca cộng đồng, giảm 921 ca). Số ca phát hiện ở khu cách ly hoặc phong tỏa tăng 198, lên 6.529 ca.
TP HCM và Cần Thơ hôm nay đều giảm, dưới 1.000 ca. Hôm qua hai tỉnh thành này đều trên 1.000 ca, trong đó Cần Thơ lần đầu vượt TP HCM về số ca nhiễm trong ngày.
Số ca nhiễm tăng cao ở Bình Dương (tăng 419 ca lên 645), Thừa Thiên Huế (tăng 245 ca lên 306), Hà Nội (tăng 150 ca lên 737 - cao nhất từ trước tới nay tính theo ngày). 10 tỉnh thành trong ngày vượt 500 ca chủ yếu đều ở phía Nam, ngoại trừ Hà Nội.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với hôm qua là Bình Thuận giảm 315 ca, Bến Tre giảm 258 ca.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.959 ca/ngày. Số ca nhiễm trung bình một tuần trước đó (tính tới ngày 30/11) là 13.431 ca/ngày. Như vậy, trung bình 7 ngày qua số ca nhiễm tăng hơn 500 ca/ngày.
Từ 17h30 ngày 6/12 đến 17h30 ngày 7/12 ghi nhận 217 ca tử vong, cụ thể:
Tại TP HCM 57 ca, trong đó 4 ca từ các tỉnh chuyển đến, gồm: Bình Dương 2, Đồng Tháp và Tiền Giang đều một.
Tại các tỉnh, thành phố khác: Bình Dương 37, An Giang 19, Đồng Nai 18, Tây Ninh 14, Tiền Giang 13, Long An 10, Bình Thuận và Cần Thơ 7, Vĩnh Long và Kiên Giang 6, Đồng Tháp và Bạc Liêu 5, Cà Mau, Trà Vinh và Sóc Trăng 3, Bình Định, Quảng Bình, Đà Nẵng và Phú Yên một.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 202 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 26.700 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm trong nước là 1.332.216, trong đó 1.008.839 ca đã được công bố khỏi bệnh.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam ghi nhận 1.337.523 ca nhiễm, đứng thứ 33/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hai tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM 480.448 ca, Bình Dương 285.134, Đồng Nai 90.094, Long An 38.883, Tây Ninh 34.211 ca.
Về điều trị, số khỏi bệnh trong ngày là 1.249 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.011.656 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.019 ca, trong đó 4.666 ca thở oxy qua mặt nạ, 1.388 ca thở oxy dòng cao HFNC, 180 ca thở máy không xâm lấn, 770 ca thở máy xâm lấn và 15 ca ECMO.
Như vậy, số ca nặng vẫn đang tiếp tục ở mức cao, ngày thứ hai liên tiếp vượt 7.000 ca và là ngày số ca nặng cao nhất kể từ khi "bình thường mới". Ngày số ca nặng cao nhất trong cả đợt dịch thứ 4 là 28/9 với 7.358 ca. Theo các chuyên gia y tế, số F0 tăng cao sẽ dẫn đến số ca nặng tăng và số tử vong tăng. Theo giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), bác sĩ Nguyễn Văn Thường, "điều quan trọng nhất của ngành y tế hiện nay là giảm tử vong, giảm ca nặng và quản lý để tránh lây lan trong cộng đồng".
Về xét nghiệm, trong 24 giờ qua đã thực hiện 140.714 xét nghiệm cho 199.666 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện 27,1 triệu mẫu cho 70,1 triệu lượt người.
Về tiêm chủng, trong ngày 6/12 có 910.139 liều vaccine được tiêm. Như vậy, tổng số liều đã được tiêm là 128,6 triệu, trong đó tiêm một mũi là 73,6 triệu liều, tiêm mũi hai là 55 triệu liều.
Ngành y tế TP HCM lên kế hoạch ngăn chặn biến thể Omicron xâm nhập, sẽ xây dựng khu vực riêng để tiếp nhận, sàng lọc và điều trị khi phát hiện trường hợp nhiễm Omicron.
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19 lần thứ 4, gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập. Theo đó, 3 tầng điều trị dựa theo mức độ lâm sàng và yếu tố nguy cơ. Cụ thể: Tầng 1 dành cho trường hợp bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ với mức nguy cơ trung bình. Tầng 2 dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao. Tầng 3 dành cho trường hợp nặng hoặc nguy kịch với nguy cơ rất cao.