
Bác sĩ Craig Spencer. Ảnh: ABC News
Craig Spencer, 33 tuổi, bác sĩ làm việc tại tổ chức nhân đạo tại Guinea hôm qua bị cách ly tại Bệnh viện Bellevue, New York, do nhiễm Ebola, New York Times cho biết.
Spencer làm việc cho tổ chức Bác sĩ Không biên giới tại Guinea, một trong ba nước Tây Phi có dịch Ebola lớn nhất. Anh này sẽ được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) kiểm tra thêm để xác nhận bệnh tình.
Sở Y tế New York trước đó cho biết đã theo dõi tất cả các mối liên hệ của Spencer để xem xét có ai bị lây nhiễm không. "Chúng tôi biết rằng có rất ít người tiếp xúc trực tiếp với anh ta. Các quy trình đều được tuân thủ", Thị trưởng New York Bill de Blasio nói.
Spencer không đến bệnh viện nơi anh ta làm việc khi trở về New York hay gặp gỡ các bệnh nhân, Viện Presbyterian New York thuộc Trung tâm Y tế của Đại học Columbia cho biết.
Spencer được miêu tả là một bác sĩ tận tâm và đầy trách nhiệm, luôn đặt bệnh nhân của mình lên trước. Anh được kiểm tra khi có dấu hiệu sốt và khó ở trong người.
Đây là ca nhiễm Ebola thứ ba trên đất Mỹ sau khi nỗi lo sợ dịch bệnh này bùng phát vừa lắng dịu trong dân chúng Mỹ. Hai nữ y tá Mỹ bị chẩn đoán nhiễm Ebola sau khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh Nina Phạm và Amber Vinson hôm qua được xác nhận là có tiến triển tốt dù họ vẫn phải nằm viện để theo dõi thêm. Việc hai nữ y tá dương tính với Ebola sau khi bệnh nhân của họ qua đời khiến dư luận Mỹ hoang mang và nguy cơ họ có thể lây nhiễm sang cho những người xung quanh.
Khánh Lynh