Theo các nhà thiên văn, trăng tròn trùng với siêu trăng sẽ sáng nhất vào khoảng 1h34 sáng ngày 25/6 theo giờ Hà Nội. Thời gian trăng tròn sẽ kéo dài khoảng 3 ngày, từ ngày 24/6 đến 26/6. Sau đợt này, người yêu thiên văn sẽ phải chờ tới năm 2022 để quan sát siêu trăng tiếp theo.
Trăng tròn xảy ra khi Mặt Trăng và Trái Đất ở hai phía đối diện của Mặt Trời, khiến cho bề mặt Mặt Trăng được chiếu sáng toàn bộ. Siêu trăng xuất hiện khi trăng tròn ở cận điểm, điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo của Mặt Trăng. Trên bầu trời, siêu trăng sẽ lớn và sáng hơn một chút so với trăng tròn thông thường.
Siêu trăng tháng 6 thường được các bộ lạc bản xứ ở châu Mỹ gọi là trăng dâu tây bởi trùng vào thời điểm thu hoạch dâu tây ở nhiều nơi tại Bắc Mỹ, theo Farmer's Almanac. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mặt trăng sẽ có màu hồng như tên gọi của nó.
Trước đó, vào ngày 26/5, người yêu thiên văn đã được chiêm ngưỡng siêu trăng máu, hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất năm 2021. Lần siêu trăng này xảy ra cùng với hiện tượng nguyệt thực toàn phần khiến cho Mặt Trăng không chỉ to hơn 14%, sáng hơn 30% mà còn chuyển sang màu đỏ thẫm. Đây là siêu trăng thứ hai của năm nay, lần siêu trăng đầu tiên diễn ra vào ngày 26/4.
An Khang (Theo Sun)