1. Vịt biển Một số bộ phận màu xanh trên cơ thể động vật, thường là ở mặt, là lợi thế để thu hút đối phương của một số loài. Tuy nhiên, loài vịt biển ở Trung và Nam Mỹ lại có bộ phận màu xanh là đôi chân. Màu xanh ở chân vịt biển được hình thành nhờ một loại cá tươi mà chúng thường ăn. Theo các nhà nghiên cứu, màu xanh ở chân vịt càng đậm thì chúng càng khỏe mạnh và có nhiều cơ hội để tán tỉnh hoặc thu hút đối phương. Ảnh: Corbis 2. Ếch Mùa sinh sản của loài ếch nâu đỏ ở châu Âu và châu Á thường diễn ra với tốc độ rất nhanh. Trong thời gian này, những con ếch đực có thể biến thành màu xanh trong một vài ngày. Các nhà nghiên cứu cho rằng khi chuyển sang màu xanh tạm thời, ếch đực có thể nhanh chóng nhận biết giới tích và không tốn nhiều thời gian giao phối nhầm với những con đực khác. Ảnh: Corbis 3. Cá mú Đối với nhiều loài động vật lưỡng tính, màu xanh cơ thể không phải là một cách để phân biệt giới tính. Tuy nhiên, ở loài cá mú xanh miền đông của Australia, khi một con cái trở thành con đực, nó sẽ thay đổi màu cơ thể sang màu xanh. Khi sinh ra, những con cá này đều là cá cái và có màu xanh lá. Cơ thể chúng chuyển sang màu nâu trong giai đoạn trưởng thành. Khi đã già, chúng biến thành con đực và có màu xanh như trong ảnh. Ảnh: australianmuseum.net.au 4. Tôm hùm xanh Tôm hùm xám xanh Mỹ chuyển màu cơ thể sang màu xanh do đột biến di truyền. Đột biến di truyền có thể khiến tôm hùm có nhiều màu sắc khác nhau như màu vàng, bạch tạng hay đỏ. Tuy nhiên, tỷ lệ đột biến làm thay đổi màu sắc ở tôm thường rất thấp. Ảnh: Natural History Museum 5. Sên Sên xanh là loài có nguồn gốc từ khu vực tây bắc Thái Bình Dương. Sên xanh hiện được xếp vào nhóm các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Các nhà khoa học cho biết họ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến loài sên này có cơ thể màu xanh. Theo các nghiên cứu mới đây, sên xanh là loài ăn nấm và có thể phân phối bào tử nấm trong các khu rừng. Ảnh: tomhawthorn.blogspot.com Linh Anh (Theo National Geographic)Thế giới động vật mang màu trắng Những động vật màu hồng hiếm có