-
Dân Hong Kong đi lễ chùa đầu năm
-
Việt Nam đón năm mới Giáp Thìn
"Trong thời khắc chuyển giao đẹp đẽ và linh thiêng của trời đất, chúng ta thành kính tri ân công đức tổ tiên, các thế hệ cha anh đã bao đời dựng xây, dệt nên gấm vóc non sông, cho mùa xuân độc lập, cho nhân dân được sống tự do, ấm no, hạnh phúc, cho cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín đất nước hôm nay", Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mở đầu thư chúc Tết đồng bào, chiến sĩ cả nước, lúc 0h03 mùng 1 Tết Giáp Thìn.
Trong không khí ấm cúng, thiêng liêng đón Tết cổ truyền dân tộc, thay mặt lãnh đạo Đảng, nhà nước, Chủ tịch nước gửi tới người dân cả nước và đồng bào ở nước ngoài những tình cảm thân thiết, lời thăm hỏi ân tình và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất; gửi tới bạn bè năm châu, nhân dân các nước lời chúc hòa bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển bền vững.
-
Mô hình rồng dài 140 m và tượng thần tài khổng lồ tại Singapore
Singapore là nơi có cộng đồng gốc Hoa lớn, với quan niệm sinh con năm rồng là điều tốt lành. Thủ tướng Lý Hiển Long, người tuổi Thìn, đã gửi thông điệp mừng Tết Nguyên đán đến người dân, khuyến khích các cặp đôi sinh con trong năm nay và khẳng định Singapore sẽ đẩy mạnh các chương trình phúc lợi để hỗ trợ các gia đình.
-
Đón Tết Nguyên đán ở Nga
Ngoài các nước Đông Nam Á và Đông Á, cộng đồng người gốc Á ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nga, cũng tổ chức các hoạt động mừng Tết Giáp Thìn.
-
Trung Quốc đón năm mới Giáp Thìn
-
Thắp hương cầu may tại Bali
-
Tháp truyền hình Tokyo thắp đèn mừng năm mới
Tháp truyền hình ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản hàng năm đều thắp dàn đèn màu đỏ để mừng Tết Nguyên đán.
-
Múa rồng trên đường phố Campuchia
Năm Thìn, hay còn gọi là năm rồng, có lẽ là năm con giáp được yêu mến nhất, gắn liền với những phẩm chất tích cực như cao thượng, giàu có, trí tuệ. Theo lịch Can Chi, 2024 là năm Giáp Thìn, ứng với Mộc (gỗ) trong Ngũ hành. Mộc là biểu tượng của sự trở lại thiên nhiên theo quan điểm của Đạo giáo, còn theo quan điểm Nho giáo, Mộc là biểu tượng của tiềm năng vô hạn.
Năm Thìn được kỳ vọng giúp thế giới giải quyết xung đột
Chuyên gia văn hóa dân gian Trung Quốc cho rằng Giáp Thìn có thể là năm may mắn để giải quyết các xung đột lớn, nếu nhân loại tập trung vào lòng nhân ái.
-
Lễ hội đèn lồng tại Nhật Bản
Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, do nước này đã chuyển sang ăn Tết theo lịch dương từ năm 1873 theo quyết định dưới triều đại Minh Trị. Tuy nhiên, nhiều sự kiện vẫn được tổ chức ở Nhật Bản trong dịp này.
Lễ hội Đèn lồng Nagasaki từng là dịp đón Tết Nguyên đán của các thương nhân người Hoa tại thành phố này. Giờ đây, quy mô lễ hội ngày càng được mở rộng, với hàng nghìn đèn lồng và hình nộm rực rỡ được trưng bày tại khu phố Tàu Shinchi cùng nhiều địa điểm tại Nagasaki.
-
Người Indonesia lên chùa đón năm mới
Dù là quốc gia có cộng đồng người Hồi giáo lớn nhất thế giới, Indonesia vẫn coi Tết âm lịch là ngày lễ quốc gia. Cộng đồng người gốc Hoa chiếm khoảng 1,2% dân số Indonesia, cũng là cộng đồng người gốc Hoa ở nước ngoài lớn thứ tư thế giới.