Hướng phát triển cho thị trường bán lẻ truyền thống
Hơn một thập kỷ qua, thị trường bán lẻ điện máy, điện thoại có sự biến chuyển: nhiều tên tuổi từ bỏ cuộc chơi và doanh nghiệp nội vươn lên mạnh mẽ. Hiện Thế Giới Di Động, Điện máy Xanh chiếm 50% thị phần, trong khi đó 30% nằm trong tay nhà bán lẻ khác. Ngoài ra, các điểm bán nhỏ lẻ vẫn sống khỏe với 20% thị phần.
Dù cách biệt, thực tế cho thấy các điểm bán truyền thống vẫn là chủ của thị trường vùng sâu vùng xa - nơi các "ông lớn" chưa thể vươn tới. Bài toán đặt ra là làm thế nào đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường này, trong bối cảnh các tiểu thương gặp nhiều hạn chế về nguồn vốn, dải sản phẩm lẫn chất lượng dịch vụ?
Thế Giới Di Động giải đáp bài toán ấy qua mô hình cộng tác viên. Chương trình hợp tác này cho phép tiểu thương tỉnh lẻ bán nhiều hàng hơn mà không cần bỏ vốn, không tốn công trữ hàng, thay vào đó chỉ cần làm trung gian tư vấn (nói cách khác là cộng tác viên chốt đơn với khách).
Nếu Thế Giới Di Động là nhà bán lẻ số một Việt Nam, sẵn nguồn hàng "khủng", dịch vụ chăm sóc tốt, thì các tiểu thương có sẵn lượng khách trung thành, không xung đột nhau. Cuộc "góp gạo thổi cơm chung" này hứa hẹn tạo dịch chuyển mới cho thị trường bán lẻ nông thôn. Đăng ký làm đại lý tại đây.
Tiểu thương được gì?
Câu hỏi trên cũng là băn khoăn của nhiều chủ cửa hàng nhỏ tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong lần gặp gỡ lãnh đạo Thế Giới Di Động, tại buổi ra mắt mô hình mới, cuối tháng 4.
Theo ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO chuỗi Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh, các đại lý sẽ tư vấn sản phẩm cho khách, sau đó đặt hàng qua website thegioididong.com hoặc dienmayxanh.com. Mỗi đơn thành công, đại lý sẽ nhận 5-20% hoa hồng. Tỷ lệ chiết khấu này cao so với lấy hàng từ các nhà phân phối cấp 2, cấp 3... như hiện nay.
"Với thị phần 50% và nguồn hàng lớn, chúng tôi trực tiếp lấy hàng từ nhà sản xuất nên nhận mức chiết khấu tốt, liên tục triển khai các chương trình khuyến mãi, bảo hành. Lợi ích này sễ chia sẻ với các đại lý, giúp cơ hội bán được hàng cao hơn, tăng khả năng phục vụ và lôi kéo khách của đại lý", ông nói.
"Sau khi đại lý chốt đơn, mọi việc còn lại đã có chúng tôi lo liệu. Từ khâu xác nhận với khách, giao hàng, lắp đặt... cho đến dịch vụ cộng thêm như hỗ trợ trả góp, hậu mãi... Nếu mô hình này hoạt động chính thức, hơn 2.600 cửa hàng hiện hữu cả nước sẽ đảm bảo nguồn hàng đa dạng, tức thời và rút ngắn thời gian giao nhận", ông Hiểu Em nói thêm.
Với lợi thế về công nghệ, các cửa hàng nhỏ trước nay chỉ bán điện thoại sẽ có cơ hội "sánh ngang" siêu thị Điện máy Xanh quy mô thành phố. Họ có thể bán thêm hàng nghìn mặt hàng điện máy, điện tử, gia dụng... trong danh mục hiện có tại Thế Giới Di Động. Nhà bán lẻ khẳng định sẽ có kế hoạch đầu tư cửa hàng nếu tiểu thương đạt doanh số "khủng".
Chương trình "góp gạo thổi cơm chung" của Thế Giới Di Động và điểm bán tỉnh lẻ cho thấy giải pháp lấp đầy "khoảng trống nhu cầu" của thị trường bán lẻ. Nhờ vậy, người tiêu dùng nông thôn có cơ hội tiếp cận hàng chính hãng ngay tại địa phương, với chính sách, dịch vụ đảm bảo.
Vạn Phát
Điều kiện làm đại lý của Thế Giới Di Động, Điện máy Xanh: cửa hàng đang kinh doanh điện thoại, laptop, điện máy... tại các xã, huyện mà MWG chưa có cửa hàng chính thức; bán cho khách thuộc xã, huyện mà cửa hàng đang hiện diện. |