Tại các quốc gia phát triển, du lịch và mua sắm là mối quan hệ hai chiều. Mua sắm kích cầu du lịch và du lịch tao điều kiện cho mua sắm tăng trưởng. Do đó, bên cạnh hoàn thiện các dịch vụ tại địa phương du lịch, chính quyền còn đầu tư xây dựng nhiều khu mua sắm lớn, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch.
Thái Lan là một trong những đất nước thành công trong việc tận dụng sự hỗ trợ qua lại du lịch và mua sắm. Theo thống kế của Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hợp Quốc (UNWTO), Thái Lan đã vượt qua các quốc gia châu Á khác khi thu về 57 tỷ USD doanh thu cho du lịch vào năm 2017. Một trong những yếu tố đóng góp vào doanh thu khổng lồ này chính là các khu phố du lịch.
Nổi bật trong số đó có thể kể đến Asiatique The Riverfront. Nơi đây được coi là thiên đường mua sắm cho du khách tại Thái Lan với hơn 1.500 cửa hàng cũng như 40 quán ăn khác nhau trong khu phức hợp khổng lồ. Hàng ngày, khu phố mở cửa từ khoảng 5 giờ chiều cho đến gần hết đêm, nên du khách có thể vui chơi, ngắm nghía và mua sắm hoặc thưởng thức những món ăn ngon tại các boutique shop dọc con phố.
Ở Hàn Quốc, khu phố mua sắm, ẩm thực Myeongdong tại Seoul cùng thu hút một triệu người đến mua sắm mỗi ngày, trong đó, đa phần là khách du lịch. Khu phố này được xếp ngang hàng với những khu mua sắm nổi tiếng tại New York, Hong Kong, Milan hay Paris...
Tại châu Âu, mô hình này cũng rất phát triển, tiêu biểu như Bicester Village tại Anh - địa điểm mua sắm xa xỉ hàng đầu thế giới ra đời năm 1995. Hiện nay, có 11 khu phố thương hiệu The Village tại châu Âu và Trung Quốc. Hầu hết, khu phố The Village đều tọa lạc ở những thành phố lớn, địa điểm du lịch hút khách như Milan, Barcelona, Madrid, Paris, London, Thượng Hải... Mỗi nơi đều sở hữu những bộ sưu tập thời trang độc đáo với giá cạnh tranh nên thu hút khách du lịch.
Việt Nam cũng xuất hiện những khu vực phát triển các dịch vụ mua sắm, ẩm thực cho du khách với những con phố nổi tiếng như Tạ Hiện, phố ẩm thực Tống Duy Tân (Hà Nội), phố cổ Hội An (Quảng Nam), Bùi Viện, phố người Hoa (TP HCM)... Tuy nhiên, tại các điểm du lịch ở nhiều tỉnh, thành khác, việc tạo dựng không gian mua sắm tập trung với sự kết nối đa dạng các mặt hàng nên chưa khai thác hết tiềm năng chi tiêu của du khách còn chưa được chú trọng.
Khánh Hoà là một trong những địa danh ghi dấu ấn đậm nét trên bản đồ du lịch trong những năm gần đây. Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Khánh Hoà, trong năm 2018, toàn tỉnh Khánh Hòa đón hơn 6,3 triệu lượt khách lưu trú, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó có gần 2,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 36%. Năm 2019, tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu đón 7 triệu lượt khách du lịch với hơn 3 triệu du khách quốc tế.
Với tiềm năng lớn về du lịch, tại Khánh Hoà, một số chủ đầu tư đã chú ý đến việc tạo dựng những không gian mua sắm, trong đó có Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Vịnh Nha Trang với dự án The Arena Cam Ranh. Với vị trí ngay gần sân bay Cam Ranh, chủ đầu tư cho ra mắt những căn shopvillas đầu tiên thỏa mãn điều kiện kinh doanh, sinh lời của nhà đầu tư.
Với tổng số 126 căn, nơi đây sẽ trở thành khu phố mua sắm, ẩm thực với đầy đủ mặt hàng như hàng hải sản, quán café, cửa hàng đặc sản địa phương, spa, đồ lưu niệm cho đến những món đồ hàng hiệu... đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú trong dự án cũng như du khách đến Khánh Hoà.
Để trở thành trung tâm giải trí của Bãi Dài, chủ đầu tư sẽ liên tục tổ chức các sự kiện, buổi biểu diễn, liveshow hòa nhạc, lễ hội suốt 4 mùa như Đại nhạc hội, The Arena Concert, The Arena Summer Festival,The Arena Countdown Party...
"Việc tổ chức lễ hội quanh năm sẽ đảm bảo The Arena luôn là điểm đến hấp dẫn trong năm, từ đó thu hút du khách đến tham gia, mua sắm. Bởi vậy, shopvillas The Arena là sản phẩm hứa hẹn trở thành kênh sinh lời cho khách hàng", đại diện chủ đầu tư cho biết.
Tâm Anh