Những ngày giãn cách xã hội, ông Trần Minh Lý ở nhà và dạy hai cháu nội Minh Anh (7 tuổi, áo vàng) và Thục Quyên (9 tuổi) vẽ tranh cổ động chống dịch.
Ông Lý vốn là thầy giáo dạy mỹ thuật đã về hưu. Hai năm nay, ông chuyển sang hội họa. Vừa hướng dẫn vẽ, ông không quên giải thích cho các cháu nghe về sự nguy hiểm của dịch bệnh.
Những ngày giãn cách xã hội, ông Trần Minh Lý ở nhà và dạy hai cháu nội Minh Anh (7 tuổi, áo vàng) và Thục Quyên (9 tuổi) vẽ tranh cổ động chống dịch.
Ông Lý vốn là thầy giáo dạy mỹ thuật đã về hưu. Hai năm nay, ông chuyển sang hội họa. Vừa hướng dẫn vẽ, ông không quên giải thích cho các cháu nghe về sự nguy hiểm của dịch bệnh.
Ông Lý giải thích ý nghĩa trong bức tranh "Đẩy bay corona" do cháu nội Thục Quyên vẽ.
Các cháu của ông Lý thích vẽ tranh từ sớm, đặc biệt là thích ngồi vẽ trong không gian mỹ thuật tại nhà ông. "Nghỉ học ở nhà lâu quá, con muốn đi học lại, nhưng lại sợ con corona. Vẽ tranh cùng ông làm con vui hơn", Minh Anh nói, vừa tiếp tục nghe ông nội giảng giải.
Ông Lý giải thích ý nghĩa trong bức tranh "Đẩy bay corona" do cháu nội Thục Quyên vẽ.
Các cháu của ông Lý thích vẽ tranh từ sớm, đặc biệt là thích ngồi vẽ trong không gian mỹ thuật tại nhà ông. "Nghỉ học ở nhà lâu quá, con muốn đi học lại, nhưng lại sợ con corona. Vẽ tranh cùng ông làm con vui hơn", Minh Anh nói, vừa tiếp tục nghe ông nội giảng giải.
Những lúc rảnh, ông Lý ngồi cặm cụi để chăm chút cho tác phẩm hội họa của mình. "Xem tivi, nhìn thấy y bác sĩ chăm sóc người bệnh vất vả, khó khăn, sẵn năng khiếu vẽ tranh nên tôi góp sức lan tỏa tới con cháu và bạn bè. Chủ yếu là nhắc nhở sự nguy hiểm của dịch bệnh và nêu cao tinh thần bác sĩ đi làm vì chúng ta, chúng ta ở nhà vì bác sĩ", hoạ sĩ già nói.
Những lúc rảnh, ông Lý ngồi cặm cụi để chăm chút cho tác phẩm hội họa của mình. "Xem tivi, nhìn thấy y bác sĩ chăm sóc người bệnh vất vả, khó khăn, sẵn năng khiếu vẽ tranh nên tôi góp sức lan tỏa tới con cháu và bạn bè. Chủ yếu là nhắc nhở sự nguy hiểm của dịch bệnh và nêu cao tinh thần bác sĩ đi làm vì chúng ta, chúng ta ở nhà vì bác sĩ", hoạ sĩ già nói.
Trước khi vẽ, ông Lý luôn phác họa tác phẩm. "Mình không trực tiếp ở hiện trường để ký họa, nên cần phải xem nhiều hình ảnh thực tế để hình dung về các nhân vật. Những chi tiết như ánh mắt, hoạt động của tay, chân đều phải nhờ người làm mẫu thực để miêu tả cho chân thật", thầy giáo về hưu cho biết.
Trước khi vẽ, ông Lý luôn phác họa tác phẩm. "Mình không trực tiếp ở hiện trường để ký họa, nên cần phải xem nhiều hình ảnh thực tế để hình dung về các nhân vật. Những chi tiết như ánh mắt, hoạt động của tay, chân đều phải nhờ người làm mẫu thực để miêu tả cho chân thật", thầy giáo về hưu cho biết.
Bức tranh "Thương cô y, ghét cô vy" trên nền vải và màu acrylic, được ông Lý thực hiện trong 6 ngày. Ông cho biết, cái khó trong lúc vẽ tranh các y bác sĩ là làm sao truyền đạt được cảm xúc tự nhiên, chân thật sau lớp áo phủ toàn thân. "Ánh mắt là chi tiết quan trọng nhất làm nên sự chân thật", ông lý giải.
Bức tranh "Thương cô y, ghét cô vy" trên nền vải và màu acrylic, được ông Lý thực hiện trong 6 ngày. Ông cho biết, cái khó trong lúc vẽ tranh các y bác sĩ là làm sao truyền đạt được cảm xúc tự nhiên, chân thật sau lớp áo phủ toàn thân. "Ánh mắt là chi tiết quan trọng nhất làm nên sự chân thật", ông lý giải.
Ông Lý và vợ - bà Nguyễn Thị Kim Thanh (62 tuổi) tạo dáng chụp hình giống với bức tranh "Chung tay phòng chống Covid-19".
"Đây tác phẩm đầu tiên và tâm đắc nhất của tôi trong mùa dịch. Tác phẩm lấy cảm hứng từ các chiến sĩ áo blouse trắng với niềm lạc quan trong đại dịch và thực hiện trong 5 ngày", ông nói.
Ông Lý và vợ - bà Nguyễn Thị Kim Thanh (62 tuổi) tạo dáng chụp hình giống với bức tranh "Chung tay phòng chống Covid-19".
"Đây tác phẩm đầu tiên và tâm đắc nhất của tôi trong mùa dịch. Tác phẩm lấy cảm hứng từ các chiến sĩ áo blouse trắng với niềm lạc quan trong đại dịch và thực hiện trong 5 ngày", ông nói.
Ngoài hai tác phẩm hoàn thiện, thầy giáo mỹ thuật cho biết ông đang phác họa một số tác phẩm mới.
Tranh phác họa "Ở nhà chống dịch", mô tả những hoạt động thường ngày của các thành viên trong gia đình như chăm sóc cây, học bài, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa.
Ngoài hai tác phẩm hoàn thiện, thầy giáo mỹ thuật cho biết ông đang phác họa một số tác phẩm mới.
Tranh phác họa "Ở nhà chống dịch", mô tả những hoạt động thường ngày của các thành viên trong gia đình như chăm sóc cây, học bài, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa.
Bức phác họa thể hiện sự chia sẻ, thấu hiểu những áp lực và mệt mỏi của các y bác sĩ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Ông Lý cho biết sau khi hết dịch, ông sẽ tặng tranh cho các cơ quan, đơn vị phù hợp để trưng bày, qua đó giúp mọi người hiểu thêm công việc của những người đang ngày đêm chống dịch, cũng như sự nguy hiểm của đại dịch chưa từng có này.
Bức phác họa thể hiện sự chia sẻ, thấu hiểu những áp lực và mệt mỏi của các y bác sĩ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Ông Lý cho biết sau khi hết dịch, ông sẽ tặng tranh cho các cơ quan, đơn vị phù hợp để trưng bày, qua đó giúp mọi người hiểu thêm công việc của những người đang ngày đêm chống dịch, cũng như sự nguy hiểm của đại dịch chưa từng có này.
Ngoài sáng tác hội họa, ông Lý còn dành một khu vực trưng bày những sản phẩm thực hiện trên các vật liệu tái chế như quả banh, chai dầu gội... Đây là những tác phẩm nghệ thuật thân thiện với môi trường được ông thực hiện hơn 2 năm nay.
Ngoài sáng tác hội họa, ông Lý còn dành một khu vực trưng bày những sản phẩm thực hiện trên các vật liệu tái chế như quả banh, chai dầu gội... Đây là những tác phẩm nghệ thuật thân thiện với môi trường được ông thực hiện hơn 2 năm nay.
Nguyệt Nhi