Chồng tôi thương con và chiều con vô lối, bất cứ yêu cầu gì của hai đứa trẻ chồng tôi cũng đáp ứng. Hễ chúng khóc ăn vạ là chồng tôi dỗ dành mua đồ này, đồ kia cho chúng. Tôi yêu cầu bé tập làm việc nhà, học cách độc lập thì chồng nói tôi độc ác, tôi lười nên hành hạ con.
Tôi nói chuyện rất nhiều với chồng về điều này, nhưng chồng luôn coi thường tôi và chửi là không thương con. Một hôm tôi bức xúc quá nói ly dị đi, chồng đang nằm trên giường nhảy bổ lên bóp cổ tôi và nói “Mày cút đi khỏi cái nhà này” và chửi tôi thậm tệ.
Tôi không biết nếu tiếp tục sống với người bố như thế con tôi sẽ lớn lên ra sao. Tôi có công việc làm ổn định và đủ sức để nuôi hai con. Mong cho tôi một lời khuyên. (Minh)
Trả lời
Gia trưởng là hiện tượng xã hội do lịch sử thời phong kiến để lại. Gia trưởng không phải xấu mà do sự quy định của xã hội thời bấy giờ. Trong điều kiện nhất định, lối sống gia trưởng đã góp phần giữ trật tự xã hội và gia đình, nhất là thời phong kiến. Ngày nay, xã hội đã dân chủ nhưng hiện tượng gia trưởng vẫn còn ở một số người, vì vậy học cách sống chung với người gia trưởng là cách tốt nhất để giữ hạnh phúc gia đình. Quan niệm này không phải mọi người đều đồng tình nhưng nếu ta chưa đủ trình độ để cải hóa gia trưởng thì cái lỗi này thuộc về ai?
“Bạn 35 tuổi, có hai con trai nhỏ, chồng hơn bạn 10 tuổi”. Đứng ở góc độ tuổi tác có lẽ anh ấy đã chững chạc, có cách nhìn riêng và dễ bảo thủ. Bạn có cái may ở người chồng là “rất thương con”. Bạn đã không biết cách khai thác điểm này để tác động anh ấy thay đổi là một lãng phí lớn về tiềm năng. Chính sự lãng phí này đã đẩy bạn đến đối đầu với chồng bạn đến độ “định cứ vậy mà sống”. Nếu cứ vậy mà sống thì trình độ giáo dục của mình và sự khôn ngoan nữa để làm gì?
Sự đối đầu đã đẩy bạn vào bế tắc, nhưng sự bế tắc đấy bạn đâu có giấu đi được, nó luôn tồn tại và bộc phát bất cứ lúc nào nên “càng ngày chồng tôi càng quá đáng”. Riêng việc bạn dùng cho chồng mình hai từ “quá đáng” cho thấy bạn cũng có tính gia trưởng. Chính hai người đều gia trưởng nên không ai chịu ai đã đẩy bạn đến “quá sức chịu đựng”.
Khi quá sức chịu đựng, người ta xuất hiện tâm lý bất thường. Tâm lý đó lại được bộc lộ ra, làm cho người kia cũng không chịu nổi và đẩy họ (người kia) vào trạng thái bế tắc vì tính gia trưởng của mình không được chấp thuận nên phản ứng bằng cách “làm gì chồng cũng cằn nhằn, chê bai”. Sự cằn nhằn chê bai này chỉ nhằm để chứng tỏ mình trước một đối phương luôn coi thường họ.
Từ quan niệm vợ luôn “chống đối” đã dẫn anh ấy đến đối lập với bạn cả trong chuyện dạy con. Thay vì bạn nói nhẹ nhàng với anh ấy thì bạn lại “dạy bảo” anh ấy nên sự tự ái đến cao độ. Khi sự tự ái đến cao độ mà được nén lại thì chỉ cần một hiện tượng cũng nổ tung ra thành chuyện. Cái gì đến đã đến, “một hôm tôi bức xúc quá, tôi nói ly dị, chồng tôi đang nằm trên gường nhảy bổ lên bóp cổ tôi và nói “mày cút khỏi cái nhà này”. Đây là vấn đề mà chồng bạn đã chịu đựng bạn “hết nổi” nên nhân tiện cơ hội này anh ta nói ra cho thỏa mãn. So với một số người đàn ông khác thì chồng bạn còn chưa đến nỗi tệ như chuyện đánh vợ, mới bóp cổ để dọa thôi.
Bạn hãy nghe lời chồng và tế nhị đề xuất yêu cầu của mình thì mới giải quyết được vấn đề. Người gia trưởng khi nói ra muốn là mệnh lệnh. Sống với người gia trưởng thì phải đón nhận mệnh lệnh một cách vui vẻ sau đó muốn nói gì thì tính tiếp. Nếu phản đối ngay khi người gia trưởng nói sẽ bị họ xem là coi thường họ mà ra lắm điều phức tạp. Bạn hãy yêu thương con bạn theo sự chỉ dẫn của anh ấy rồi từ từ đưa phương pháp dạy con lao động như bạn muốn và luôn tin tưởng chồng bạn đúng chỉ có chút gia trưởng và chiều con thôi.
Chúc sự khéo léo.
GS.TS. Vũ Gia Hiền
Hội Khoa học Tâm lý & Giáo dục TP HCM