Nguyên nhân của bệnh chưa được hiểu biết đầy đủ. Gần đây một số chuyên gia cho rằng viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của tác nhân gây bệnh. Đó có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn. Hoặc do yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi). Với yếu tố di truyền: bệnh có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%). Ngoài ra, còn có yếu tố khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng bệnh được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó ở giai đoạn khởi phát, bệnh thường khởi phát từ từ, tăng dần, chỉ khoảng 10-15% bệnh bắt đầu đột ngột và cấp tính. Trước khi có triệu chứng của khớp, bệnh nhân có thể có biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hôi, tê các đầu chi. Giai đoạn này kéo dài vài tuần đến vài tháng rồi chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Ở giai đoạn toàn phát, thường xuất hiện viêm đau nhiều khớp (nên còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp). Trong đó hay gặp nhất là các khớp ở cổ tay, ngón gần bàn tay, bàn ngón, gối, cổ chân, ngón chân, khuỷu. Các khớp ít gặp như khớp: háng, cột sống, vai, ức đòn, nếu có viêm cũng thường là ở giai đoạn muộn.
Nếu không kịp thời điều trị thì biến chứng thường gặp và gây ảnh hưởng của bệnh viêm khớp dạng thấp là sự biến dạng khớp và mô xung quanh, từ đó làm mất chức năng khớp. Sau 10 năm bị bệnh, khoảng 10 đến 15% số người bệnh bị tàn phế, không thể tự sinh hoạt mà phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Ngoài việc gây biến dạng khớp, viêm khớp dạng thấp còn gây ra các biến chứng trên các cơ quan khác của cơ thể như tim, gan, thận… Do đó, viêm khớp dạng thấp được xem là bệnh toàn thân. Bệnh nhân có thể không thấy biểu hiện triệu chứng gì trong thời gian dài. Tuy nhiên, viêm khớp dạng thấp là một bệnh tăng tiến không ngừng có khả năng hủy hoại khớp xương và gây tàn tật.
Nó còn là bệnh mãn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời. Hiện nay, viêm khớp dạng thấp cũng có nhiều phương pháp điều trị như Tây y thì dùng thuốc chống viêm, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng cho khớp…, Đông y thì dùng các loại thuốc có tác dụng khu phong trừ thấp, tán hàn thanh nhiệt, bổ gan thận, khí huyết hoặc liệu pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bớp, ngâm rượu thuốc… Đôi khi cần phải kết hợp với phẫu thuật trong một số trường hợp có biến dạng khớp nặng. Ngoài ra, từ lâu đời dân gian thường dùng rắn biển ngâm rượu với một số thảo dược khác để điều trị các chứng tê thấp và bồi dưỡng cơ thể.
Rắn biển là một vị thuốc độc đáo trong y học phương Đông. Rắn biển có tên khác là đẻn biển, đẹn, hèo, có rất nhiều loài, nhưng chỉ có vài loài được dùng làm thuốc, có tác dụng tốt nhất là con rắn đẻn biển. Về mặt y học, thịt rắn biển tên thuốc là hải xà nhục, có vị mặn, mùi tanh, tính ẩm, có tác dụng tăng trọng và chống viêm, giảm đau rõ rệt, đặc trị viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa và đau cột sống, viêm thần kinh tọa. Ngoài ra nếu kết hợp rắn biển với cao hy thiêm (hay còn gọi là cây cỏ đĩ, cây cứt lợn hay cây chó đẻ hoa vàng, cây này được phơi khô sắc uống có tác dụng chữa bán thân bất toại, giảm đau, chữa gân cốt mềm yếu, tứ chi tê buốt) sẽ làm tăng tác dụng kháng viêm, chữa đau dây thần kinh, đau khớp lưng, mỏi gối, bệnh gout, phong thấp.
Phương Thảo
Rheumatin chiết xuất từ cao rắn biển, cao hy thiêm, điều trị thấp khớp; viêm đa khớp bán cấp, thoái hóa khớp; đau lưng; đau dây thần kinh... Thuốc được nghiên cứu lâm sàng, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Xô, Viện bảo vệ sức khỏe TW, Bệnh viện y học dân tộc TP HCM. Liên hệ: 083.9293106 – 0511 384 9944 - 0462.943.748. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem tại đây |