Cùng sự phát triển của công nghệ, cuộc đua số hóa của các ngân hàng đã mang lại nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích, tăng trải nghiệm cho người dùng. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, 8 tháng đầu năm, tổng số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt 97,36 triệu món, tương ứng với giá trị đạt 95,40 triệu tỷ đồng, tăng 3,32% về số lượng và tăng 41,37% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào các giải pháp và dịch vụ, các ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng qua giao dịch kênh điện tử. 6 tháng đầu năm, Techcombank ghi nhận khối lượng giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân tăng 94,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại VIB, tỷ trọng giao dịch điện tử đạt 91% tổng số lượng giao dịch của ngân hàng. Con số này tại TPBank là 92%. Mới đây, OCB cũng công bố tỷ lệ giao dịch trực tuyến tăng 269%. Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng OCB OMNI đạt hơn 1 triệu người, đánh dấu hiệu quả trong triển khai ngân hàng số của OCB thời gian qua.
Theo dự báo công bố cuối năm 2018 của Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG), đến năm 2023, khoảng 30% doanh thu của hệ thống ngân hàng toàn cầu sẽ chỉ đến từ các kênh số hóa. Tại Việt Nam, dự kiến, trong vòng 3 - 5 năm tới, các ngân hàng số sẽ có mức tăng trưởng doanh thu tối thiểu là 10%.
Sự tiện lợi trong giao dịch trực tuyến càng thúc đẩy khách hàng dần thay đổi những thói quen sử dụng dịch vụ truyền thống, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Theo một số chuyên gia, đến năm 2025, Việt Nam sẽ có một thế hệ "khách hàng số" chi phối thị trường. Tệp khách hàng này có những mong muốn và kỳ vọng cao hơn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính số, thậm chí người dùng này dễ dàng so sánh độ tiện lợi của dịch vụ giữa các ngân hàng để đưa ra lựa chọn cho bản thân. Vì vậy, các ngân hàng sẽ phải chuyển đổi từ việc lấy sản phẩm làm trung tâm, sang lấy khách hàng làm trung tâm, tập trung nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Các giao dịch trực tuyến trên ngân hàng số mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, giúp tối ưu về mặt thời gian và chi phí, từ đó, chủ động cho công việc. Hiện có 96% ngân hàng đã và đang xây dựng chiến lược phát triển dựa trên các công nghệ 4.0 và có 92% ngân hàng đã phát triển dịch vụ ứng dụng trên Internet và Mobile. Hầu hết các ngân hàng đã số hóa dịch vụ thanh toán. Nhờ đó, các giao dịch chuyển tiền, thanh toán hóa đơn trên ngân hàng số ngày càng tiện lợi và phổ biến với người dùng.
Không chỉ tiện lợi, giao dịch trực tuyến còn giúp khách hàng tiết kiệm đáng kể chi phí khi nhiều ngân hàng tích cực tung ưu đãi cho người dùng. Đơn cử như dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động trên OCB OMNI. Từ 20/10 đến 31/12, khách hàng cá nhân lần đầu đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động (điện, nước, Internet, truyền hình) qua ngân hàng số OCB OMNI và duy trì thanh toán tự động 3 kỳ hóa đơn liên tiếp sẽ được hoàn tiền.
Cụ thể, ngân hàng hoàn 5% mỗi giá trị hóa đơn cho lần thanh toán đầu tiên; 10% mỗi giá trị hóa đơn cho lần thanh toán thứ hai và 15% mỗigiá trị hóa đơn cho lần thanh toán thứ ba. Số tiền hoàn tối đa trên mỗi khách hàng là 150.000 đồng và được hoàn tự động ngay sau khi hoàn tất giao dịch. Chương trình áp dụng dành cho 3.000 khách hàng đăng ký sớm nhất sử dụng dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động từ OCB OMNI. Thông tin chi tiết chương trình xem tại đây.
"Ngoài các tiện ích nếu trên, chúng tôi còn thường xuyên đưa ra nhiều ưu đãi đi cùng, giúp khách hàng tiết kiệm một phần không nhỏ cho chi phí sinh hoạt hàng tháng, đặc biệt trong giai đoạn ảnh hưởng mọi mặt do covid như hiện nay", đại diện OCB chia sẻ thêm.
Số hóa ngân hàng với mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm, ngân hàng số OCB OMNI tiếp tục mang đến trải nghiệm khác biệt qua sự tiện dụng, tốc độ, an toàn và đáp ứng đa dạng nhu cầu tài chính.
"Chúng tôi nỗ lực xây dựng ngân hàng tự phục vụ với phần lớn sản phẩm được số hóa, từ mở tài khoản, tiết kiệm, thẻ đến đầu tư quỹ mở, chứng khoán, chuyển tiền quốc tế... Ngân hàng cũng phục vụ nhu cầu thanh toán mua sắm, du lịch, giải trí, loyalty cùng tiện ích đăng ký, sử dụng, thay đổi dịch vụ Ngân hàng OCB OMNI trực tuyến", đại diện OCB nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, tại ứng dụng OCB OMNI trên app hoặc website, khách hàng có thể nhập mã hóa đơn và thiết lập tính năng thanh toán tự động để không bị trễ thời hạn thanh toán. Đồng thời, toàn bộ lịch sử thanh toán hoá đơn tự động sẽ được OCB OMNI lưu trữ để khách hàng có thể kiếm tra bất cứ lúc nào.
Ngoài các tiện ích nếu trên, khách hàng còn được trải nghiệm nhiều dịch vụ như miễn phí đăng ký, phí quản lý, phí Internet Banking, phí SMS, phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, phí chuyển tiền quốc tế hay thực hiện gửi tiết kiệm với lãi suất ưu đãi. Người dùng cũng có thể đổi điểm OMNI coin thành tiền mặt hoặc quà tặng, được hoàn tiền không giới hạn khi thực hiện các giao dịch thanh toán điện/nước online hoặc nạp tiền điện thoại...
Huyền Anh
Ảnh: OCB