Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn năm xưa, năm 1788 Nguyễn Ánh giành lại được đất Gia Định từ quân Tây Sơn và chọn nơi đây làm kinh đô, đặt tên là Gia Định kinh. Ông ra lệnh xây thành Phiên An do hai sĩ quan công binh người Pháp là Olivier de Puymanel và Le Brun vẽ họa đồ - phải huy động tới 30.000 dân phu, thầy thợ đắp thành.

Bản đồ Sài Gòn năm 1790 do người Pháp vẽ, ở chính giữa là thành Bát Quái do vua Gia Long cho xây dựng. Ảnh tư liệu.
Thành Phiên An được xây kiên cố theo kiến trúc Vauban (kiến trúc phòng thủ do một kỹ sư người Pháp thiết kế) nhưng mang hình bát quái, theo phong thổ Á Đông. Thành xây kiên cố với 3 lớp bảo vệ: lớp trong cùng là tường xây bằng đá cao 6,3 m, chân tường dày 36,5 m; lớp giữa là hào rộng với bề ngang 76 m, sâu 6,8 m có nhiều cầu bắc qua và lớp ngoài là lũy bằng đất với chu vi gần 4.000 m.
Lúc đầu thành Phiên An được gọi là Bát Quái, do có tám cửa, tượng trưng cho tứ phương chính, bên trong thành xẻ bốn đường ngang, bốn đường dọc thành những ô vuông.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, người có nhiều công trình nghiên cứu về Sài Gòn, Phiên An là thành đồ sộ nhất trong lịch sử nhà Nguyễn. Nguyễn Ánh đóng quân ở thành này hơn 20 năm, năm nào ông cũng đem quân đi đánh Tây Sơn khi gió mùa thuận lợi.
Câu 2: Ngoài Bát Quái, thành Phiên An còn có tên gọi nào khác?