Sân khấu kịch Idecaf vừa phúc khảo vở diễn "Nàng công chúa đi lạc". Đây là tác phẩm thứ 28 nằm trong chuỗi kịch "Ngày xửa ngày xưa". Vở mới do Vũ Minh đạo diễn, Minh Phương viết kịch bản. Thành Lộc là một trong số nghệ sĩ chủ lực của vở diễn dành cho thiếu nhi. Anh biến hóa thành bốn nhân vật: Chúa tể bóng đêm, Phù thủy, Lọ Lem và Dì ghẻ. Các nhân vật của Thành Lộc mang nhiều sắc thái cảm xúc, khi đanh đá, chua ngoa, khi dịu dàng, hiều hậu. Với nhân vật nào, "phù thủy sàn diễn" đều hóa thân trọn vẹn. Số lượng nhân vật trong vở diễn rất nhiều. Vì thế, hầu hết diễn viên đều đóng ít nhất hai vai. Vở diễn đánh dấu mốc 15 năm chương trình "Ngày xửa ngày xưa" được đầu tư về trang phục và âm nhạc. Nhà sản xuất đặt may hơn 100 bộ váy áo, nhiều màu sắc, kiểu dáng để thu hút các khán giả nhỏ tuổi đi vào thế giới cổ tích. Nhạc sĩ Cao Minh Thu sáng tác 13 ca khúc cho vở diễn. Trong ảnh: Nghệ sĩ Ưu tú Mỹ Duyên đóng vai công chúa. Mỹ Duyên còn vào vai Cô gái bán đậu. "Nàng công chúa đi lạc" kể về xứ sở Hạnh Phúc, ở đó có nàng công chúa muốn biết cảm giác trở thành một người xấu là như thế nào. Vì thế, cô ước mình biến đổi xấu xa hơn. Nếu các tập trước của "Ngày xửa ngày xưa" mang đến màu sắc văn hóa về một đất nước cụ thể, thì ở tập mới, vở diễn có bối cảnh ở một nơi được gọi là "đất nước kỳ lạ". Gia Bảo cùng diễn viên Đại Nghĩa thế nhau vai Thần Cảm và Công nương Mủm. Diễn viên Đình Toàn trong tạo hình chàng hoàng tử. Diễn viên Thanh Vân vào vai Bá tước phu nhân. Chị đóng cả nhân vật Nữ chúa bóng đêm. Vở quy tụ nhiều diễn viên như: Nghệ sĩ Hữu Châu, Đức Thịnh, Quốc Tuấn, Quốc Trung, Bạch Long, Mai Phượng... "Nàng công chúa đi lạc" ra mắt suất đầu tiên vào 20h ngày 22/5 tại Nhà hát Bến Thành, TP HCM. Vở diễn liên tiếp vào các ngày thứ sáu, bảy, chủ nhật hàng tuần đến ngày 5/7. Thất SơnẢnh: Cá ConNghệ sĩ Ưu tú Thành Lộc ra mắt tự truyện Thành Lộc làm ông kẹ trọc đầu