Diễn viên Quang Thắng. |
Vài nét về Quang Thắng: - Sinh năm 1968 tại Hải Phòng.
- Đến với Gặp nhau cuối tuần có phải là một bước ngoặt lớn với anh?
- Tốt nghiệp Trung cấp Nghệ thuật Hải Phòng (1989).
- HCV Hội diễn sân khấu miền duyên hải (1992).
- Danh hiệu: Nghệ sĩ xuất sắc thành phố Hải Phòng (1994), Tài năng trẻ Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc (1998).
- Chính xác hơn là một bước đệm tạo công ăn việc làm cho tôi ở Hà Nội. Dù sao, quân số của tôi vẫn thuộc Đoàn kịch Hải Phòng.
- Người ta vẫn nói hài Việt Nam chưa hẳn là hài mà chỉ “buồn cười”, anh thấy thế nào?
- Nhóm tam hài của chúng tôi đã dừng chương trình khoảng 4 tháng nay. Xuất hiện mãi, cười mãi, khán giả cũng chán. Nhưng lâu lâu không diễn, thấy nhớ. Tôi vẫn dự định làm một cái gì đó ra hồn, để người ta nhớ mình chứ không chỉ là một Quang Thắng lúc nào cũng vụn vặt.
- Nhưng anh vẫn có mặt trong "Tết này ai đến xông nhà" và "Ở nhà chủ nhật" đấy thôi?
- Lâu lâu cũng phải xuất hiện, không người ta lại tưởng mình chẳng làm gì. Nhưng thú thật, Ở nhà chủ nhật là tình huống chứ không giống phim, lắt nhắt lắm. Nay chủ đề gà, mình phải ra chợ chọn gà, cứ quang quác hết cả lên, mai nấu ăn ngon, mình lại tả xung hữu đột với nồi niêu trong xó bếp... ngại lắm!
Tết này ai đến xông nhà (đạo diễn Trần Lực) sẽ được phát hành vào dịp Tết Nhâm Ngọ. Vai Mớ của tôi cùng với Thi (Quốc Khánh) và Quốc (Chí Trung) hứa hẹn sẽ đem đến cho khán giả những giây phút thư giãn thực sự. Cười ra cười chứ không phải kéo mép lên cho bật tiếng đâu.
- Anh đã đóng những vai bi, tham gia chính kịch, nhưng tại sao cuối cùng lại chọn hài làm nghiệp?
- Tôi cũng không biết nữa. Thời gian ở Hải Phòng, tôi đã đóng nhiều vai bi, ví như vở Lỡ trớn chẳng hạn, lấy được rất nhiều nước mắt khán giả. Chính kịch tôi cũng từng đóng, nhưng chẳng hiểu sao khán giả cứ cười, hỏng bét! Anh em trong đoàn bảo tôi chỉ nên diễn hài.
- Nhưng làm cho khán giả cười không phải chuyện dễ...
- Đúng vậy. Lấy được tiếng cười của khán giả rất khó, dễ sa vào lối mòn, lặp lại mình. Cái được của tôi so với các bạn trẻ có chăng cũng là nhờ có nhiều kinh nghiệm hơn họ. Tôi đã trải qua những tình huống khóc không khóc được, cười không cười được, đành phải “hài hóa” để an ủi mình thôi...
Tôi từng buôn quần áo Sài Gòn từ Hải Phòng lên Hà Nội. Hồi những năm 1989-1990, khó khăn quá, tôi quyết định đánh hàng từ sân bay Cát Bi (Hải Phòng) chở lên Hà Nội đổ buôn cho các mối quen. Được một thời gian không ăn thua, lại đi làm lơ xe cho một người quen tuyến Hải Phòng - Hà Nội.
- Trên sàn diễn, lúc nào cũng thấy anh và Quốc Khánh cãi lộn, vậy mà ở ngoài thấy hai anh có vẻ thân nhau.
- Có thể nói gặp được Quốc Khánh là một trong những may mắn hiếm hoi giữa bể không may của tôi.
- “Bể khổ”! Anh nói phải “hài hóa” cuộc sống của mình cơ mà...
- Người ta tuổi ngọ tuổi mùi, còn tôi thì bùi ngùi tuổi thân. Các cụ nói không sai chút nào. Tôi nghiệm ra mình là người thường xuyên không may mắn, thậm chí vất vả về mọi đường. Cũng đường ấy người ta đi không sao mà tôi đi thì y như rằng bị xì lốp xe, bao nhiêu ôtô đi đi lại lại chẳng hề gì mà tôi đi cái nào thì cái nấy hỏng hóc. Chưa bao giờ tôi biết đến trúng một cái xổ số, dù là xổ số vui. Trong nghề nghiệp, thì mất hơn 10 năm trời chẳng ai biết mình, phải cố gắng lắm tôi mới có được chỗ đứng như bây giờ.
- 10 năm ấy, có lúc nào anh nghĩ sẽ bỏ nghề không?
- Không. Tôi đã sống dựa vào gia đình, hoặc đi làm nghề khác để kiếm tiền nuôi cuộc sống diễn viên chứ chưa nghĩ đến chuyện bỏ nghề. Tôi yêu sân khấu. Tôi sẽ đóng cho đến lúc khán giả nhìn thấy tôi muốn đập tivi đi thì thôi!
- Đó là một tình huống hài?
- Tôi nghĩ đó là bi kịch. Một diễn viên thành danh phải có đạo đức, yêu nghề và khiêm tốn. Tôi là con người đất biển, ăn to nói lớn nhưng được cái thật thà, có gì nói nấy. Lúc nào tôi cũng nghĩ mình là người tỉnh lẻ, lên Hà Nội cần phải học hỏi nhiều.
- Đường tình duyên của anh thế nào?
- Vợ sắp cưới của tôi sinh năm 1979, tuổi mùi (các cụ bảo số sướng), mới tốt nghiệp khoa sử Đại học KHXH-NV. Mùng 10 Tết ăn hỏi, 20 thì cưới.
(Theo Người Lao Động)