Động Ngườm Ngao nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Đường vào động hiện được cải tạo cho xe đỗ gần nhất, khách đi bộ chỉ vài trăm mét là vào cửa động. Cửa vào có tên gọi Ngườm Lồm (hang gió). Tại đây, du khách có thể cảm nhận luồng gió mát lạnh từ bên trong động thổi ra.
Động Ngườm Ngao nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Đường vào động hiện được cải tạo cho xe đỗ gần nhất, khách đi bộ chỉ vài trăm mét là vào cửa động. Cửa vào có tên gọi Ngườm Lồm (hang gió). Tại đây, du khách có thể cảm nhận luồng gió mát lạnh từ bên trong động thổi ra.
Lối tham quan trong động dài khoảng 2 km, phần lớn đã được trải bê-tông để khách đi qua nhưng vẫn rất trơn trượt. Bên trong có hệ thống đèn chiếu sáng giúp du khách quan sát rõ các nhũ đá và măng đá muôn hình vạn trạng.
Lối tham quan trong động dài khoảng 2 km, phần lớn đã được trải bê-tông để khách đi qua nhưng vẫn rất trơn trượt. Bên trong có hệ thống đèn chiếu sáng giúp du khách quan sát rõ các nhũ đá và măng đá muôn hình vạn trạng.
Nhiều đoạn lối đi chỉ đủ một người, khách buộc phải cúi gập người mới có thể đi qua.
Nổi bật nhất trong động là khối thạch nhũ hình hoa sen úp ngược, hay còn gọi là đài sen úp ngược. Nó nằm ở vị trí thấp và khuất nên khi đến phần rộng và cao nhất trong hang, du khách phải đi bộ xuống mới có thể chiêm ngưỡng.
Nổi bật nhất trong động là khối thạch nhũ hình hoa sen úp ngược, hay còn gọi là đài sen úp ngược. Nó nằm ở vị trí thấp và khuất nên khi đến phần rộng và cao nhất trong hang, du khách phải đi bộ xuống mới có thể chiêm ngưỡng.
Một khối thạch nhũ lớn được du khách tưởng tượng thành nhiều hình dáng con vật như lạc đà, voi... Động được Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh khảo sát năm 1995 và đưa vào khai thác du lịch một năm sau đó.
Một khối thạch nhũ lớn được du khách tưởng tượng thành nhiều hình dáng con vật như lạc đà, voi... Động được Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh khảo sát năm 1995 và đưa vào khai thác du lịch một năm sau đó.
Tham quan trong động, du khách còn có thể nghe thấy tiếng suối chảy róc rách. Có giả thuyết cho rằng, tiếng suối này khiến nhiều người lầm tưởng là tiếng gầm của hổ dữ, nên người ta đặt tên cho động là Ngườm Ngao (Ngườm là động, Ngao là hổ). Trên ảnh là cây vàng.
Tham quan trong động, du khách còn có thể nghe thấy tiếng suối chảy róc rách. Có giả thuyết cho rằng, tiếng suối này khiến nhiều người lầm tưởng là tiếng gầm của hổ dữ, nên người ta đặt tên cho động là Ngườm Ngao (Ngườm là động, Ngao là hổ). Trên ảnh là cây vàng.
Một phần của khối thạch nhũ này lấp lánh ánh bạc nên có tên gọi là cây bạc.
Phần nền hang là những măng đá đang hình thành, có chỗ đã cứng nhưng không ít đoạn vẫn khá mềm, lồi lõm do dòng chảy của nước qua đây và nước nhỏ giọt đọng lại. Đây cũng là phần chưa có lối đi hoặc cầu bắc qua.
Phần nền hang là những măng đá đang hình thành, có chỗ đã cứng nhưng không ít đoạn vẫn khá mềm, lồi lõm do dòng chảy của nước qua đây và nước nhỏ giọt đọng lại. Đây cũng là phần chưa có lối đi hoặc cầu bắc qua.
Bên ngoài động, ngoài các hàng bán đồ lưu niệm, du khách có thể ăn thử và mua hạt dẻ Trùng Khánh về làm quà. Tháng 10 cũng là mùa thu hoạch hạt dẻ ở đây. Giá hạt dẻ tươi là 80.000 đồng, hạt dẻ chín là 100.000 đồng. Vé tham quan động là 30.000 đồng.
Bên ngoài động, ngoài các hàng bán đồ lưu niệm, du khách có thể ăn thử và mua hạt dẻ Trùng Khánh về làm quà. Tháng 10 cũng là mùa thu hoạch hạt dẻ ở đây. Giá hạt dẻ tươi là 80.000 đồng, hạt dẻ chín là 100.000 đồng. Vé tham quan động là 30.000 đồng.
Vy An