Giữa tháng 11, những cánh đồng ở huyện Phú Ninh, Thăng Bình ngập nước sau mưa. Đây là thời điểm người dân đổ ra đồng giăng lưới bắt cua.
Giữa tháng 11, những cánh đồng ở huyện Phú Ninh, Thăng Bình ngập nước sau mưa. Đây là thời điểm người dân đổ ra đồng giăng lưới bắt cua.
Chập tối mỗi ngày, ông Đoàn Bửu, xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, nhét hơn 10 lưới lồng bát quái vào bao tải, dùng xe máy chở đi thả. Giữa cánh đồng ngập nước, ông chọn những con mương rồi buông lưới thả dọc bờ. Để bắt cua đồng, ông Bửu mua loại lưới dài 5 m, giá hơn 200.000 đồng/chiếc, sử dụng khoảng 4 năm mới hư hỏng.
Chập tối mỗi ngày, ông Đoàn Bửu, xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, nhét hơn 10 lưới lồng bát quái vào bao tải, dùng xe máy chở đi thả. Giữa cánh đồng ngập nước, ông chọn những con mương rồi buông lưới thả dọc bờ. Để bắt cua đồng, ông Bửu mua loại lưới dài 5 m, giá hơn 200.000 đồng/chiếc, sử dụng khoảng 4 năm mới hư hỏng.
Lưới lồng bát quái đa dạng về kích cỡ, chủng loại, được thiết kế kiểu hình chữ nhật có nhiều cửa, thu xếp lại nhỏ gọn. Khi tấm lưới kéo ra chìm xuống đáy, cua chui vào nhưng không ra được. "Nghề này đầu tư khoảng 5 triệu đồng, việc thả lưới bắt cua đơn giản nhưng vất vả. Chân thì lội bùn, người ướt sũng", ông Bửu cho hay.
Lưới lồng bát quái đa dạng về kích cỡ, chủng loại, được thiết kế kiểu hình chữ nhật có nhiều cửa, thu xếp lại nhỏ gọn. Khi tấm lưới kéo ra chìm xuống đáy, cua chui vào nhưng không ra được. "Nghề này đầu tư khoảng 5 triệu đồng, việc thả lưới bắt cua đơn giản nhưng vất vả. Chân thì lội bùn, người ướt sũng", ông Bửu cho hay.
Lưới được kéo thẳng tạo thành hàng dài chìm dưới nước. Để tránh bị lưới trôi, ông Bửu buộc chặt hai đầu vào bụi cỏ cố định.
Lưới được kéo thẳng tạo thành hàng dài chìm dưới nước. Để tránh bị lưới trôi, ông Bửu buộc chặt hai đầu vào bụi cỏ cố định.
Cua đồng hay còn gọi điền giải, tên khoa học Somanniathelphusa sinensis là một loài trong họ cua đồng nước ngọt, phân bố nhiều ở Việt Nam. Chúng sống trong hang, lỗ tại các bờ ruộng, bờ kênh, mương...
Ban ngày, cua ở trong hang, đêm xuống bò ra ngoài kiếm ăn, trời sáng lại bò vào trú ẩn. Lưng cua màu vàng sẫm, có hai càng, một to và một nhỏ, tám cọng màu vàng cháy, toàn thân màu nâu vàng.
Cua đồng hay còn gọi điền giải, tên khoa học Somanniathelphusa sinensis là một loài trong họ cua đồng nước ngọt, phân bố nhiều ở Việt Nam. Chúng sống trong hang, lỗ tại các bờ ruộng, bờ kênh, mương...
Ban ngày, cua ở trong hang, đêm xuống bò ra ngoài kiếm ăn, trời sáng lại bò vào trú ẩn. Lưng cua màu vàng sẫm, có hai càng, một to và một nhỏ, tám cọng màu vàng cháy, toàn thân màu nâu vàng.
Cũng tham gia bắt cua đồng, anh Nguyễn Quyên, xã Bình An, huyện Thăng Bình, thả 20 lưới lồng. Mỗi ngày khi chập tối anh thả, đến 22h mang đèn pin trên đầu đi gỡ lưới bắt cua. Sau khi bắt, anh thả tiếp đến sáng hôm sau thu về.
Cũng tham gia bắt cua đồng, anh Nguyễn Quyên, xã Bình An, huyện Thăng Bình, thả 20 lưới lồng. Mỗi ngày khi chập tối anh thả, đến 22h mang đèn pin trên đầu đi gỡ lưới bắt cua. Sau khi bắt, anh thả tiếp đến sáng hôm sau thu về.
Ngoài lưới lồng hình chữ nhật, anh Quyên thả thêm 10 lồng hình tròn dài 50 cm, mỗi đầu có một cửa. Loại lồng này giá 30.000 đồng một cái thả trên những con mương nhỏ. Buông lưới chiều tối đến 22h đêm, anh Quyên dỡ chiếc lồng có hơn 30 con cua nằm ở trong.
Ngoài lưới lồng hình chữ nhật, anh Quyên thả thêm 10 lồng hình tròn dài 50 cm, mỗi đầu có một cửa. Loại lồng này giá 30.000 đồng một cái thả trên những con mương nhỏ. Buông lưới chiều tối đến 22h đêm, anh Quyên dỡ chiếc lồng có hơn 30 con cua nằm ở trong.
Để bắt nhiều cua, người thợ cho mắm tôm vào chai nhựa đục nhiều lỗ. "Cua đồng thích mùi mắm tôm, khi tỏa ra mùi này chúng tìm đến chui vào lồng", anh Quyên chia sẻ.
Để bắt nhiều cua, người thợ cho mắm tôm vào chai nhựa đục nhiều lỗ. "Cua đồng thích mùi mắm tôm, khi tỏa ra mùi này chúng tìm đến chui vào lồng", anh Quyên chia sẻ.
Lưới thả khắp nơi trên cánh đồng nên anh Quyên phải dùng xô đựng. Sau khi đầy xô, anh cho vào một bao lưới đựng. "Cua đồng nhốt trong bao lưới sống được lâu, còn để trong bao kín bị chết nhiều", anh nói và cho hay nghề này thức khuya dậy sớm nên mất ngủ. Có hôm khi thả nước cạn nhưng đêm xuống mưa to nên sáng hôm sau phải lội nước sâu đi lấy.
Lưới thả khắp nơi trên cánh đồng nên anh Quyên phải dùng xô đựng. Sau khi đầy xô, anh cho vào một bao lưới đựng. "Cua đồng nhốt trong bao lưới sống được lâu, còn để trong bao kín bị chết nhiều", anh nói và cho hay nghề này thức khuya dậy sớm nên mất ngủ. Có hôm khi thả nước cạn nhưng đêm xuống mưa to nên sáng hôm sau phải lội nước sâu đi lấy.
Anh Quyên (áo xanh) cùng đồng nghiệp gỡ lưới bắt 15 kg cua mang về. Sáng hôm sau, anh đến thu lưới bắt thêm 15 kg, tổng số cua một đêm thả lưới khoảng 30 kg. "Nghề thả lưới lồng bắt cua đồng cho thu nhập vô chừng, có hôm được gần 100 kg, có hôm vài kg", anh nói. Đang vào mùa, giá cua chỉ 13.000 đồng/kg. Thời điểm ruộng đồng gieo cấy đánh bắt được ít, giá 50.000 đến 70.000 đồng/kg.
Anh Quyên (áo xanh) cùng đồng nghiệp gỡ lưới bắt 15 kg cua mang về. Sáng hôm sau, anh đến thu lưới bắt thêm 15 kg, tổng số cua một đêm thả lưới khoảng 30 kg. "Nghề thả lưới lồng bắt cua đồng cho thu nhập vô chừng, có hôm được gần 100 kg, có hôm vài kg", anh nói. Đang vào mùa, giá cua chỉ 13.000 đồng/kg. Thời điểm ruộng đồng gieo cấy đánh bắt được ít, giá 50.000 đến 70.000 đồng/kg.
Tại Quảng Nam, cua đồng được thương lái thu mua bán chủ yếu ra Hà Nội. Loại này chế biến được nhiều món như nấu canh, bún riêu, rang me, lẩu… Thịt cua đồng ngọt lạnh, ít độc, nhiều sodium và purines; gạch cua có nhiều cholesterol.
Tại Quảng Nam, cua đồng được thương lái thu mua bán chủ yếu ra Hà Nội. Loại này chế biến được nhiều món như nấu canh, bún riêu, rang me, lẩu… Thịt cua đồng ngọt lạnh, ít độc, nhiều sodium và purines; gạch cua có nhiều cholesterol.
Đắc Thành